Mời đọc: Những ý nghĩa biểu tượng của tro trong ngày Thứ Tư Lễ Tro
Và tại sao cá là món thay thế cho thịt trong thực đơn
Bạn biết rằng, khi bạn đang ở trong một thị trấn của người Công Giáo trong Mùa Chay. Mọi nhà hàng đều quảng cáo một món trong thực đơn của họ: Cá! Tôi thậm chí còn nhận ra cách các chuỗi thức ăn nhanh chỉ ra ngày Thứ Tư Lễ Tro trên các tờ rơi của họ! Bỗng nhiên ai cũng quan tâm đến các mùa phụng vụ của Giáo Hội!
Vậy tại sao Giáo Hội hướng dẫn người Công Giáo kiêng ăn thịt vào các ngày Thứ Sáu (cũng như Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh) mà lại “giơ ngón tay cái” cho người Công Giáo ăn cá? Điều đó nghe có vẻ khó chịu với tôi!
Trước hết chúng ta phải đặt câu hỏi “Tại sao lại là Thứ Sáu”. Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đưa ra một lời giải thích ngắn ngọn: “Người Công Giáo từ thời xa xưa đã dành ra ngày Thứ Sáu để tuân theo việc đền tội đặc biệt, theo đó họ vui lòng chịu đau đớn với Chúa Kitô để một ngày nào đó họ cũng được tôn vịnh với Ngài. Đây là trọng tâm của truyền thống kiêng thịt vào ngày Thứ Sáu, nơi truyền thống đó đã được tuân thủ trong Giáo Hội Cộng Giáo thánh thiện”.
Vì người ta tin rằng Chúa Giêsu Kitô chịu đau khổ và chịu chết trên thập tự giá vào ngày Thứ Sáu, nên những người Công Giáo ngay từ đầu đã dành ngày đó để hiệp nhất những đau khổ của họ với những đâu khổ của Chúa Giêsu. Điều này đã khiến Giáo Hội công nhận ngày Thứ Sáu hàng tuần là “Thứ Sáu Tuần Thánh”, nơi Người Công Giáo có thể tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô bằng cách dâng lên Người một kiểu đền tội cụ thể. Đối với phần lớn lịch sử của Giáo Hội, thịt được coi như một của lễ xứng đáng vì sự liên kết của nó với các nghi lễ. Trong hầu hết các nền văn hóa cổ đại, thịt được coi như là một món ngon và “con bê được vỗ béo” không được giết mổ trừ khi có lễ gì đó để ăn mừng. Vì ngày Thứ Sáu được coi là ngày của sự sám hối và hành xác, ăn thịt vào ngày Thứ Sáu để “ăn mừng” cái chết của Chúa Giêsu kitô có vẻ không đúng
Nhưng tại sao cá không được coi là thịt?
Theo Hội đồng giám Mục Mỹ, luật của Giáo Hội phân loại việc kiêng kỵ “động vật trên cạn”.
Luận kiêng cữ coi rằng thịt chỉ đến từ động vật như gà, bò, cừu hoặc lợn …tất cả đều sống trên cạn. Chim cũng được coi là thịt.
Mặt khác, cá không nằm trong phân loại đó.
Cá là một loại động vật khác. Chúng ta được phép dùng các loại cá, động vật lưỡng cư, bò sát (động vật máu lạnh) và động vật có vỏ ở trong nước mặn và nước ngọt.
Trong tiếng Latinh, từ được sử dụng để mô tả loại “thịt” không được phép dùng trong các ngày Thứ Sáu là Carnis, và đặc biệt liên quan đến “thịt động vật” và không bao giờ đưa cá vào định nghĩa. Ngoài ra, cá trong các nền văn hóa này không được coi là một bữa ăn “ăn mừng” và ăn để đền tội nhiều hơn.
Văn hóa hiện tại của chúng ta đã khác nhiều vì thịt thường được coi là lựa chọn rẻ hơn trong thực đơn và không còn có mối liên hệ văn hóa với các nghi lễ thuở xưa. Đây là lý do khiến nhiều người hoang mang về quy định, đặc biệt là những người thích ăn cá và không coi đó là việc đền tội.
Cuối cùng, ý định của Giáo Hội là khuyến khích các tín hữu dâng của lễ lên Thiên Chúa xuất phát từ trái tim và hiệp nhất đau khổ của mình với đau khổ của Chúa Giêsu Kitô trên thập giá. Thịt được đưa ra như một sự đền tội rất cơ bản, trong khi mục đích của quy định phải luôn được ghi nhớ. Vi dụ, nó không nhất thiết phải cấp giấy phép cho một người ăn bữa tối với tôm hùm vào mỗi Thứ Sáu trong Mùa Chay. Điểm chính yếu là thực hiện một sự hy sinh để kéo mọi người đến gần hơn với Chúa Giêsu hơn, Đấng vì tình yêu thương dành cho chúng ta sự hy sinh cao cả của Người trên thập giá,
Vũ Tuấn, C.Ss.R, dịch từ aleteia.org
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
- Mái ấm của những thiên thần không may mắn
- Tài khoản Twitter của ĐGH Phanxicô có gần 50 triệu người theo dõi
- Alexandre de Rhodes và chữ Quốc Ngữ
- 5 kinh được мạc khải ở Fatima mà người Công Giáo nên biết
- Cầu nguyện với Thánh Antôn Pađua khi mất đồ đạc?
- Kinh cầu phổ biến nhất trong Giáo Hội Công Giáo là kinh nào?