Người này theo đạo, người kia không theo. Hôn nhân của họ sẽ thất bại không? Dĩ nhiên là không? Với điều kiện các người trong cuộc trao đổi chân thành với nhau và biết đặt ra những câu hỏi đúng cho hôn nhân của mình.
Bạn yêu một thanh niên đẹp trai, lịch sự, thông minh nhưng lại không có đạo, không tin ở Chúa, trong khi phần bạn, đức tin của bạn đã cắm rễ sâu mạnh. Còn các ông, các ông được rửa tội từ nhỏ, giúp lễ mỗi chúa nhật, từng làm trưởng hướng đạo, bây giờ lại yêu một cô theo thuyết bất khả tri. Tình trạng này sẽ làm cho bạn đặt nhiều câu hỏi, nhưng đó cũng là chuyện hợp lý, sau đây là một vài gợi ý giúp các bạn nhìn rõ vấn đề hơn.
Chàng/nàng có đồng ý với bốn trụ hôn nhân của công giáo không?
Nếu Giáo hội cho phép có các hôn nhân khác tôn giáo, tuy nhiên ban hôn nhân của địa phận sẽ cho các bạn biết những điểm nào không được vi phạm. Giáo hội tôn trọng tự do lương tâm của mỗi người. Công đồng Vatican II đã tuyên bố: “Con người chỉ có thể gắn kết vào Chúa mạc khải, nếu được thu hút bởi Chúa Cha, đặt một cách hợp lý và tự do đức tin của mình vào Chúa”. Bạn không bắt buộc phải rửa tội để làm đám cưới theo luật Giáo hội, với điều kiện một trong hai đã được rửa tội.
Tuy nhiên, Giáo hội nhấn mạnh ở điểm: người không rửa tội phải đồng ý với khái niệm hôn nhân công giáo dựa trên bốn trụ: hoàn toàn đồng ý, trung tín, bất khả phân ly bí tích hôn nhân và mở ra với sự sống. Nếu người yêu của bạn đồng ý xây dựng gia đình dựa trên bốn trụ này thì bạn ở trên cùng tầng sóng với các vấn đề quan trọng nhất của đời sống vợ chồng!
Đó có phải là người tốt?
Biết người nào, đó là điều kiện cần thiết để dấn thân. Nhưng biết là một chuyện, biết thấu đáo lại là một chuyện khác. Dù theo bản năng, chúng ta có thể biết người này hợp với mình, nhưng cũng hữu ích khi đặt một vài câu hỏi và tìm được câu trả lời trong thực tế (chứ không phải qua mấy lời ca tụng phèng la). Bà Thérèse Hargot, cố vấn gia đình và tính dục đưa ra một vài ví dụ trong quyển sách trao đổi với Đức Giám mục Gobilliard, (Albin Michel): “Đâu là các giá trị của người kia? Họ có quan tâm đến những người yếu đuối nhất không? Họ có dấn thân cho lợi ích chung không? Họ có là người tốt, người công chính không? Họ có thể tha thứ cho bạn không?”
Dù đức tính “tốt” không là của riêng của người công giáo, nhưng người công giáo được gọi để sống theo các đức hạnh thiết thân của Chúa Kitô như đức ái, yêu thương, tha thứ… Người yêu của bạn có chia sẻ các giá trị Tin Mừng không?
Chúa là ai đối với họ?
Biết quan điểm của họ đối với Chúa và Giáo hội là điều quan trọng cho tương lai của gia đình: Chúa là ai đối với họ? Họ có cho bạn sống đức tin của mình không? Có cho con cái rửa tội và giáo dục con cái trong đức tin kitô không? Nhiều câu hỏi được đặt ra trong thời gian đính hôn và bạn ghi ra giấy các chủ ý của mình để mỗi nên nói lên lý lẽ mà họ mong muốn làm đám cưới ở nhà thờ.
Một con đường thánh thiện có thể có bên cạnh nhau không?
Dù người yêu của bạn không chia sẻ cùng đức tin, họ có ủng hộ, nâng đỡ, giúp đỡ để bạn có thể sống đức tin của mình và gần với Chúa không? Trong tác phẩm nêu trên, bà Thérèse Hargot mời gọi chúng ta tự vấn về các trao đổi của mình: “Các trao đổi này có làm cho bạn được nuôi dưỡng và lớn lên trong một con đường thiêng liêng sâu đậm hơn không? Sự hiện diện của người kia bên cạnh bạn có làm cho bạn gần với Chúa không? Bạn có cảm thấy bình tâm khi cầu nguyện không?
Trong Tông huấn Vui mừng và Hân hoan, Gaudete et Exultate, Đức Phanxicô đã khẳng định “chúng ta tất cả được gọi để nên thánh” và hôn nhân là một con đường nên thánh. Qua bí tích hôn nhân, Chúa Kitô hiện diện trong đời sống vợ chồng. Giáo lý Giáo hội công giáo khẳng định bí tích hôn nhân “mang đến cho hai vợ chồng ân sủng yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương Giáo hội; ân sủng của bí tích làm trọn hảo tình yêu nhân bản của hai vợ chồng, làm vững mạnh sự hiệp nhất bất khả phân ly và thánh hóa họ trên con đường đời sống vĩnh cửu”.
Chúa Kitô vì thế hiện diện, nhưng hai vợ chồng phải dành chỗ cho Ngài để càng ngày càng có được một tình yêu tốt đẹp, để cùng nhau đi trên con đường thánh thiện. Bây giờ bạn cần nhận định xem người bạn đời tương lai của mình sẽ là một trợ giúp, hay ngược lại là một trở ngại trên con đường thánh thiện.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Chúa Nhật Hay Chủ Nhật…???
- Ít nhất 28 linh mục ở miền bắc Ý qua đờι vì νιrus Coroиa
- Bình thường không phải là mục tiêu của chúng ta
- Lòng Thương Xót Chúa không chừa một ai, Chúa luôn đón nhận những linh hồn tín thác
- Đi lễ hoài có mệt không ?
- Tự hào bài văn viết về Chúa Giêsu của học sinh lớp 7
- Bí quyết hạnh phúc gia đình