Trong câu chuyện cám dỗ xảy ra ở Vườn Địa đàng, con quỷ nói,” Không đúng đâu; các bạn sẽ không chết. Thiên Chúa nói thế vì Người biết rằng khi các bạn ăn ( trái cây biết tốt biết xấu ), các bạn sẽ giống như Thiên Chúa.” Tại sao Satan lại muốn Ađam – Eva nên giống như Thiên Chúa và có được sự hiểu biết của Thiên Chúa ?
Con quỷ trong trình thuật tạo dựng (St 3) rõ ràng không có ý định làm cho Ađam – Eva nên giống như Thiên Chúa. Lời nói của hắn hoàn toàn là dối trá, nhưng là một lời dối trá có sức quyến rũ hàm chứa sự thật đủ để làm cho nó trở thành hấp dẫn.
Theo câu chuyện thì cho tới trước lúc sa ngã, Ađam – Eva rất thân thiết với Thiên Chúa, thậm chí còn đi dạo với Người trong gió mát buổi chiều ( St 3:8 ). Sự thân thiết này là kết quả nhận thức của ông bà nguyên tổ về trật tự tạo dựng: Thiên Chúa là Thiên Chúa – tức là Tạo hóa, và ông bà không phải là Thiên Chúa – tức là tạo vật. Bao lâu ông bà nhìn nhận điều này, tức là có sự hòa hợp và cởi mở kỳ diệu giữa ông bà với nhau và giữa ông bà với Thiên Chúa, lúc đó có hạnh phúc và sự hiệp thông mà chúng ta không thể hiểu hết được. Chính sự hòa hợp này, hạnh phúc này là đối tượng ma quỉ muốn ra tay hủy diệt.
Có thể diễn tả cám dỗ như sau: Tại sao các bạn lại phải phục tùng vị Thiên Chúa này trong khi các bạn có thể tỏ cho Người thấy là các bạn cũng tốt lành và quyền năng như Người? Thiên Chúa ngăn cấm các bạn là để giữ các bạn trong quyền kiểm soát của Người. Nhưng nếu các bạn không tuân phục, nếu các bạn làm ngược lại những gì Thiên Chúa nói, các bạn sẽ chứng tỏ là các bạn ngang hàng với Người. Đó là điều mà Thiên Chúa sợ, không phải sợ các bạn sẽ chết, mà sợ các bạn sẽ khám phá ra rằng các bạn cũng giống như Người.
Tất nhiên, vì kiêu ngạo, Ađam – Eva đã quyên rằng dù ông bà có làm ra vẻ thế nào đi nữa, thì trong thực tế, ông bà cũng không ngang hàng với Thiên Chúa. Tương tự như một đứa trẻ không muốn tin con dao sắc có thể cắt đứt ngón tay, ông bà nguyên tổ đã phải gánh chịu hậu quả. Khi không nhận mình là thụ tạo trước Đấng Tạo hóa, nguyên tổ đã phá hủy sự hòa hợp trong việc tạo dựng, và rồi toàn bộ thế giới bắt đầu tan rã.
Ông bà trở nên xa lạ với chính mình (“ Tôi sợ vì tôi trần truồng ”), với Thiên Chúa (“ Người nam và vợ mình ẩn mình khỏi Thiên Chúa ”), và với người khác (“ Người nữ mà Ngài cho tôi làm bạn ” đã cho tôi trái cây ấy ), và rồi con cái họ giết hại lẫn nhau. Chia rẽ và thù oán chồng chất cho tới lúc chính ngôn ngữ cũng trở thành một dấu hiệu và khí cụ của sự ghẻ lạnh ( chương 11).
Chính trong sự đổ vỡ hoang tàn này mà Thiên Chúa nhập cuộc ( chương 12 ) và, với Abraham, Người bắt đầu một câu chuyện dài về tình yêu cứu chuộc của Người một lần nữa đưa chúng ta xích lại gần nhau, hòa giải chúng ta với nhau và với Thiên Chúa.
Cũng như trong khá nhiều yếu tố khác trong câu chuyện tạo dựng, tội của Ađam – Eva quả thực là câu chuyện của chính chúng ta. Bất cứ một tội nặng nề nào cũng rập theo khuôn mẫu là sự kiêu ngạo, là phủ nhận quyền thống trị của Thiên Chúa, là hơn kém tự bịt mắt lại trước những gì đang xảy ra trong thực tế, là phân rẽ và tha hóa, và cuối cùng, chúng ta cần đến ân sủng tha thứ và chữa lành của Chúa Giêsu Kitô.
Tác phẩm: Giáo Lý Cho Người Thời Nay
Tác giả: John J. Dietzen
Biên dịch: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chữ. OP
Đọc thêm:
2. Kinh Thánh: Tiêu chuẩn đức tin
3. Các hình thức văn chương trong Kinh Thánh
4. Kinh Thánh chỉ dành cho các chuyên gia?
5. Thánh Kinh Công Giáo và Thánh Kinh Thệ Phản
6. Bản Kinh Thánh phổ thông (Vulgata)
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Giữa sự chết và phục sinh Chúa Giêsu ở đâu?
- Tolle, lege- Hãy cầm lấy và đọc
- Các đức tính của một linh mục tốt lành theo Đức Phanxicô
- Nhiều đoàn lãnh đạo viếng cố Tổng giám mục Phaolô tại nhà thờ Đức Bà
- Hoa hậu H’hen Niê lần đầu kêu gọi từ thiện bằng tài khoản cá nhân giữa bão sao kê
- Rồi sau này sẽ ra sao?
- Bình thường không phải là mục tiêu của chúng ta