Tóm tắt – Sự phát triển của Giáo hội Công giáo Trung Quốc.
Song song với những thay đổi lớn lao đã xảy ra ở Trung Quốc trong những thập niên gần đây, Giáo hội sẽ phải đương đầu với những thách thức buộc Giáo hội phải suy nghĩ lại cơ cấu của mình và phát triển các đáp ứng mới. Nhiều tiếng nói nổi lên ở bên trong cũng như ở bên ngoài Giáo hội để đưa ra các phân tích và đề xuất các giải pháp. Những đóng góp này có thể được phân nhóm theo ba cách tiếp cận chính.
Theo cách tiếp cận đầu tiên, tất cả vấn đề và khó khăn của Giáo hội bắt nguồn từ ảnh hưởng bên ngoài của chính phủ Trung Quốc. Hầu hết các đóng góp này tập trung vào sự phân chia giữa Giáo hội “chính thức” và Giáo hội “chui”, thường xuyên được xem là vấn đề chính và cấp bách nhất phải được giải quyết. Giả định ở đây là nhà nước Trung Quốc là một thực thể đồng nhất và bài kitô giáo. Và vì phần lớn sự quan tâm đều dành cho Nhà nước Cộng sản Trung Quốc, nên còn rất ít chỗ cho Giáo Hội.
Cách tiếp cận thứ nhì lạc quan hơn: cách tiếp cận này nhấn mạnh vào nhu cầu giáo dục hiện đại và tích cực. Giáo dục lại các giáo sĩ, giáo dân và giới trẻ theo đức tin Công giáo đích thực và cận đại, đây gần như là “công thức kỳ diệu”. Nhưng nhiều người quên rằng để được thế, cần có một chương trình giáo dục hợp lý cắm rễ sâu đậm theo các tiêu chuẩn và hướng dẫn được xác định ở phương Tây.
Cách tiếp cận thứ ba đặt ưu tiên cho văn hóa Trung Quốc như đúng bản chất của nó. Giả định rằng hình thức Công giáo Trung Quốc hiện nay vẫn còn quá nhiều trái ngược so với văn hóa Trung Quốc đích thực và sâu đậm. Tuy nhiên, thường thì văn hóa Trung Quốc được xác định một cách cứng nhắc theo văn hóa Khổng học hoặc Phật giáo, mà không để ý đến lòng mộ đạo bình dân.
Để vượt lên các cách tiếp cận thường xuyên gây ra vấn đề này, chúng ta phải nhìn vào tất cả các phái kitô giáo và làm thế nào tôn giáo này phát triển trong quốc gia này. Chúng tôi đề nghị nhìn kỹ vào các kitô hữu. Khi nhìn đạo tin lành ở Trung quốc hiện nay. Chúng ta có thể học được gì khi quan sát các tín hữu tin lành Trung Quốc? Họ nhắc cho chúng ta thấy rằng, Chúa Kitô cũng cũng hành động vượt quá giới hạn hữu hình của Giáo hội Công giáo và rằng ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng có nhiều người đi tìm để trở nên đồ đệ của Chúa Giêsu.
Thứ nhì, họ cho chúng ta thấy, cách tổ chức của các kitô hữu ở Trung Quốc không phải là họ đang chịu ảnh hưởng độc quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Và điều này cũng đúng cho người Công Giáo. Cuối cùng, bằng cách khám phá ra sự khác biệt giữa chính những người tin lành, chúng ta cũng nhận ra sự đa dạng rất lớn của người Công giáo Trung Quốc. Dù khi phân tích, người ta có xu hướng mang mọi thứ trở lại ở mức độ chính trị, thần học hay kinh tế, điều này không công bằng cho sự phong phú và nỗ lực tôn giáo của đạo công giáo ở Trung Quốc.
Các tác giả là Thierry Meynard, Giáo sư Triết học tại Đại học National Sun Yat Sen của Kaohsiung (Đài Loan), và Michel Chambon, nhà nghiên cứu tại Đại học Notre Dame (Mỹ)
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Phanxico
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- 9 tượng Đức Mẹ bị đậᑭ вể ở thành phố Pau và các vùng lân cận
- Kinh thánh có thể đọc trong 692 ngôn ngữ
- Các điều kiệи lãnh Ơn Toàn Xá trong tháng 11 được điều chỉnh
- Thiên Chúa ở đâu giữa đại dịch?
- ĐỊNH HƯỚNG ƠN GỌI CHO CON CÁI
- Câu chuyện Cảm động về Kinh Mân Côi trên một chuyến xe lửa
- Các Phéρ Lạ của Thánh Antôn Padua