Chỉ vài ngày trước khi Đức Giáo hoàng Phanxicô đến, chính ρнủ Nhật công nhận thuật ngữ tiếng Nhật mà Giáo hội Công giáo đã sử dụng hơn 40 năm qua để gọi Giáo hoàng.
“Đức Giáo hoàng Phanxicô có một số điều để dạy.” Đó là cách mà Thomas Power, một vị giáo sư tại Đại học Tokyo’s Meiji, giải thích về quyết định gần đây của chính ρнủ Nhật.
Đầu tuần trước, chính ρнủ Nhật tuyên bố sẽ công nhận chữ 教皇 trong tiếng Nhật để gọi Giáo hoàng, phát âm là “Kyō-kō”, chứ không phải là chữ 法王, phát âm là “Hōō”.

Có gì khác biệt?
Tiến sĩ Power nói với Đài phát thanh Vatican rằng: “Kyō-ō” có nghĩa là “Giáo Hoàng”. Giáo hội Công giáo Nhật đã sử dụng thuật ngữ này trong hơn 40 năm qua để chỉ Giáo hoàng.
Còn “Hōō” vốn được sử dụng trước thì giống với thuật ngữ chỉ vị cao nhất trong Phật giáo, nó có nghĩa là “Pháp Vương”.
Tiến sĩ Power kể: “Một người bạn Công giáo Nhật đã nói với tôi: ông ta đã bật khóc khi nghe từ “Kyō-ō” được thông báo [trên TV]”. Vị Giáo sư thuộc trường Đại học Khoa học Chính trị và Kinh tế Meiji này cho rằng: bạn của ông xúc động như vậy, bởi vì “đó là một sự công nhận đối với Giáo hội Công giáo.” Vì người Công giáo ở Nhật chỉ chiếm 0,42% dân số.

Giảng dạy bằng tình yêu
Tiến sĩ Power cho biết: nhiều người đã xúc động trước thông điệp video gần đây của Đức Giáo hoàng Phanxicô gởi đến nước này, và họ đang mở rộng tâm hồn để nghe lời giảng dạy của ngài.
Tiến sĩ Power chia sẻ: “Đức Giáo hoàng nói không chỉ với người Công giáo mà còn với người dân Nhật. Và cách mà ngài giảng dạy là một sự quan tâm đầy yêu thương đối với họ. Và họ đã được đánh động theo cách rất riêng của Ngài.”
Văn Việt
(WHĐ 25.11.2019/ Vatican News English)
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Dù chỉ 1 ngày là linh mục của Chúa, cũng là hạnh phúc trong suốt đời con.
- Tại sao Chúa vẫn lặng thinh – Để nhiều chuyện xảy ra như vậy?
- Xin cầu nguyện cho em, em đã từ trần trên chuyến xe conteiner tại Anh
- Kinh Chúa Thánh Thần – gần 400 năm tuổi
- Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận: Một hồng y phi thường
- Sau 250 năm đón nhận Tin Mừng, một ngôi làng ở Bangladesh có linh mục đầu tiên
- Các giáo dân không phải chỉ là các kỹ thuật viên của Giáo hội