Annam là một trong năm xứ hình thành nên khối Đông Dương: Đông Kinh, Lào, Nam Kỳ, Campuchia và Annam (Trung Kỳ). Trên bản đồ nó trông giống như một dải lụa dài, mỏng nối liền xứ Nam Kỳ ở phía nam và Đông Kinh ở phía bắc. Trong toàn cõi Đông Dương, dân số có khoảng 22 triệu người, với 500,000 người gốc Hoa và 40,000 quốc tịch Pháp. Vùng đất này lớn gấp đôi diện tích nước Pháp. Ki-tô giáo đã có mặt gần 300 năm và lại còn có cả một hội Dòng bản địa dành cho các nữ tu đã được thành lập ngay từ thuở truyền giáo ban đầu, tên là Dòng Mến Thánh Giá.
Thường xuyên có các cuộc nổi dậy chống lại chế độ thuộc địa Pháp và cả những cuộc bách hại các tín hữu Ki-tô giáo bản địa, góp phần tạo nên những câu chuyện lôi cuốn và đầy sự trắc ẩn. Khí hậu vùng đất này thuộc loại hình nhiệt đới. Từ tháng 5 tới tháng 9, trời oi bức khôn tả, khiến các sinh hoạt hầu như bị đình trệ. Bất chấp thực tế là người dân bản địa bám rễ sâu trong các truyền thống của dân ngoại, đạo Ki-tô giáo vẫn phát triển vững mạnh và giáo hội Công giáo chiếm tới hai triệu tín đồ. Có khoảng 1500 linh mục bản địa, 2500 chủng sinh, 3500 nữ tu bản địa. Phong trào Đạo binh Thánh Thể lôi cuốn hơn 25000 thiếu nhi. Vị thánh tử đạo nổi tiếng nhất là chân phúc Theophane Venard, người đã đổ mạng sống trong một cái chết anh hùng khi mới 31 tuổi. Ngài bị xử trảm tại Đông Kinh.
Người Pháp là những người nắm quyền lực chính trị tại nước thuộc địa này, đồng thời cũng có nhiều người bản địa cả theo đạo lẫn bên lương đã được nhận nền giáo dục tại Pháp. Dưới đây là câu chuyện của một trong số những người được hưởng nền giáo dục đó.
Các trường Dòng dành cho nữ sinh
Nam-Phương (hương hoa của xứ Nam) là cô gái có tên Thánh là Marie hoặc Mariette, tên thật là Nguyen Hong Hso, (người dịch: chỗ này báo in sai, tên của bà là Nguyễn Hữu Thị Lan), sinh ra trong một gia đình đạo gốc tại Annam. Bác họ của cô phía bên đàng ngoại đã từng theo học với các cha Dòng Tên tại Boulogne-sur-Mer. Đan viện Cát-minh tại Sài Gòn được xây dựng bởi ông nội của cô. Một người dì của cô giữ chức Bề trên tổng quyền của dòng “Mến Thánh Giá.” Một số người trong số 90,000 thánh tử đạo tại Đông Dương trong khoảng 100 năm là tổ tiên của cô. Thời thơ ấu của cô thắm đượm tinh thần đạo đức.
Khi còn nhỏ, Mariette đã được trao cho các sơ Dòng Thánh Phao-lô thành Chartres chăm sóc tại Saigon. Lên 12 tuổi, cô sang Pháp tới ở tại một tu viện danh tiếng “Tu viện Oiseaux” gần Champs Elysees, Paris. Một giáo viên nhận xét về cô thế này: “Cô đã tiến bộ trông thấy trong các môn Pháp ngữ, văn chương và lịch sử. Đọc sách là niềm đam mê của cô đã đành, nhưng cô còn học cả vẽ tranh ảnh và đan len nữa.”
Mặc dù cô yêu thích lối sống của người Pháp, cô không bao giờ đánh mất bản sắc của mình, cô sống kín đáo và gắn bó với gia đình. Cô ưa thích được ở gần các nữ tu, những người dạy dỗ chỉ bảo cô, và cô còn từ chối lời mời của chúng bạn chỉ để dành thời gian trong các kì nghỉ để ở với các nữ tu. Tại Anh quốc và tại Roma, cô luôn ở với các “Mẹ.” Sau khi lãnh nhận văn bằng Luật, cô trở về Sài gòn.
Hôn nhân Công giáo
Trong một dịp gặp gỡ trên Đà Lạt ( tại khu nghỉ dưỡng của Hoàng gia), hoàng đế Bảo Đại đã để ý tới cô và bày tỏ mong ước được sánh duyên với cô. Các cuộc thương thảo diễn ra trong vài tháng. Một tín hữu Công giáo nhiệt thành thành hôn với “Thiên tử,” người trung thành với đạo thờ cúng ông bà tổ tiên. Hoàng đế đồng ý để cho phép cô không tham gia các nghi thức cưới hỏi của người bên lương và chấp nhận các điều kiện của hôn nhân Công giáo. Vị hoàng hậu tương lai này được hoàn toàn tự do thực hành niềm tin tôn giáo và những đứa trẻ sinh ra bởi cuộc hôn nhân này sẽ được rửa tội và nuôi dưỡng thành những Ki-tô hữu. Bà vẫn luôn là đứa con trung thành của Hội thánh, đồng thời là hoàng hậu của xứ Annam. Có rất nhiều buổi tiếp đón, chiêu đãi, tiệc tùng, các sự kiện thể thao nhưng không có gì có thể làm hoàng hậu bỏ bê tham dự các sinh hoạt tôn giáo và thường xuyên lãnh nhận các bí tích.
Dầu sống trong hoàng cung, bà vẫn nhớ đến những người thầy cô của mình với lòng yêu mến. Cũng vậy, những người bên này cũng rất đỗi vui mừng khi nghe thông tin qua đài phát thanh vào ngày 4 tháng 1 năm 1936 và được biết sự ra đời của đứa con đầu lòng, một người con trai, Hoàng tử Bảo Long. Với sự kiện này, người dân Annam nhìn nhận như một dấu chỉ trời cao chúc phúc. Họ nói: Tổ tiên đã ưng thuận hôn nhân giữa Hoàng thượng và một người theo Đạo Chúa.
Sau mười hai năm kể từ một ngày tháng Ba năm 1934, khi mà cô dâu trẻ ôm bó hoa trong tay, bước qua “Cầu Mây” để gặp Hoàng tử Bảo Đại, năm người con xinh đẹp đã được sinh ra trong gia đình hoàng gia này. Hai người con đầu được đặt tên là Phương Mai và Phương Liên.
Viếng thăm Đức Giáo hoàng
Năm 1939, Nam Phương đến Roma. Bà đã được diện kiến riêng với Đức Giáo Hoàng Pius XII. Một nữ tu lấy tên thánh là Ambrose đã viết: “Khi Mariette 15 tuổi, cô đã được gặp Đức Giáo Hoàng Pio XI và ngài đã chúc phúc đặc biệt cho cô, và khi cô trở thành Hoàng hậu xứ Annam, ngài viết rằng ngài cầu nguyện hằng ngày cho cô. Ngay ngày đầu tiên tới Roma, năm 1939, bà đã đến viếng thăm ngôi mộ của vị Giáo hoàng truyền giáo để bày tỏ tấm lòng biết ơn của con thảo. Tôi lấy làm xúc động sâu sắc bởi những giọt nước mắt của hoàng hậu nơi mộ phần.”
Trong thời chiến tranh Trung-Nhật, quốc gia của bà chịu ảnh hưởng bởi nạn cướp phá, lũ lụt, hạn hán và đói kém. Giống như những người dân của rất nhiều xứ thuộc địa khác, người dân Annam cũng đnag tìm kiếm nền độc lập chính trị. Rõ ràng, người Công giáo xứ Annam cũng hết lòng ủng hộ phong trào này. Bốn giám mục bản địa của Đông Dương đã gửi lá thư tới Đức thánh Cha để khẩn cầu ngài, các đức hồng y và giám mục trên toàn thế giới, và cũng gửi tới tất cả người dân Anh quốc và Hoa kỳ với mong muốn họ nhìn nhận nền độc lập của đất nước này. Họ cũng xin sự trợ giúp lương thực và viện trợ nói chung. Dĩ nhiên, việc này đã gây nên sự bất ngờ lớn và sự chống đối tại Pháp.
Giữa những lộn xộn của thời cuộc, hoàng đế Bảo-Đại đã từ chức và nghỉ hưu tại Hanoi, trong khi hoàng hậu “hương hoa của xứ Nam” ở lại Huế với Hoàng mẫu hậu. người ta đồn rằng, cựu hoàng hậu Nam phương rất ủng hộ thông điệp của bốn giám mục công giáo bản địa. Phong trào ly khai lúc chớm đầu phổ biến giữa những nhóm cách mạng nhưng dần trở nên một phong trào toàn dân.
Hội thánh ở Đông Dương đã đạt đến sự trưởng thành, như được công nhận minh nhiên bởi Đức giáo hoàng Pius XI, người mà trong dịp tấn phong vị giám mục bản địa đầu tiên ở Đông dương, đã viết rằng: Đông Dương là trưởng nữ của Hội Thánh ở Phương Đông.
Giờ đây, mọi người dân, và cả các Ki-tô hữu, cũng đang lên tiếng cho sự tự do chính trị. Điều này cho thấy, họ đã đạt dược sự trưởng thành chính trị nữa. Hiện nay, tình hình trở nên bất ổn cho những người ngoại quốc, bao hàm cả các thừa sai nước ngoài. Kết quả cuối cùng sẽ như thế nào thì không chắc chắn. Nhưng có lẽ Baodai sẽ năm ngôi lại và hoàng hậu người Công Giáo, sẽ có thể tiếp tục lan lỏa hương thơm thiện hảo của Đức Ki-tô, trên mảnh đất đầy trầm hương và hương liệu.
Chuyển ngữ: Duc Trung Vu, CSsR
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Việc phong chân phước cho Đức Tổng Giám mục Fulton Sheen bị нoãи lại
- Ơn Toàn Xá Trong Ngày Chúa Nhật II Phục Sinh, Kính Lòng Thương Xót Chúa
- Hành trình Lòng Chúa Thương Xót của Cha Long trên đất Úc !
- Người Công Giáo có được phép Trưng hình “Ông тнầи Tài” Không?
- Hàng nghìn người ở Mỹ chứng kiến tượng Mẹ đồng trinh chảy nước mắt mùi hoa hồng
- Mười căn bệnh làm băng hoại người Công Giáo
- TGP.SÀI GÒN: Thông báo về hoạt động của Huynh đoàn Thánh Phêrô