Sự thật của đức tin Công giáo không là thật vì đó là Công giáo. Đó là thật vì đó là lý do tại sao là Công giáo. Điều này hiển nhiên, một kết luận chung có lý lẽ rõ ràng về bản chất của sự thật và vai trò của Giáo Hội Công giáo trong việc điều tra, xác định và bao gồm các sự thật trong chiều rộng và chiều sâu của tính chính thống. Nhưng sự thông thường không còn quá phổ biến, và ý nghĩa của nó cũng không bao hàm điều gì khác hơn là một ý kiến, một nhận thức cá nhân ngày nay.
Đối với chính ý tưởng và bản chất của tính chính thống Công giáo là hai mặt. Một cách rõ ràng, tính chính thống là “suy nghĩ đúng,” suy nghĩ phù hợp với giáo huấn Công giáo. Tính chính thống Công giáo mặc nhiên là sự thật thực tế và có thật về cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Sự thật theo nghĩa cổ hủ. Sự thật ngang hàng với trọng lực và hơi thở hay sự chết và phản ứng. Sự thật như một thực tế hợp lý và sự cần thiết hợp lý.
Tuy nhiên, giả định như vậy và khẳng định như vậy về tính chính thống vì sự thật đi ngược lại với giả định mặc nhiên của thế giới hiện đại về bản chất của sự thật và bất kỳ nội dung cụ thể nào của sự thật. Bây giờ, cái gì là sự thật, được giới hạn trong một tập hợp nhỏ các quy luật khoa học về thế giới vật chất. Tất cả những thứ khác chỉ đơn giản là lĩnh vực của nhận thức và sở thích cá nhân hoặc sự đồng thuận văn hóa và các chuẩn mực pháp lý xã hội.
Đó là lý do tại sao đạo đức không còn lệ thuộc sự chứng minh hợp lý và biện minh triết học, mà chỉ đơn giản là phạm vi của sở thích cá nhân. Sự thay đổi này đã dẫn đến việc thay thế chân lý và đức hạnh như các mệnh lệnh đạo đức cơ bản. Giờ đây, thuyết tương đối triết học và các đức tính tất yếu của nó là sự khoan dung và sự chấp nhận chi phối cách nói và cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Tất cả điều này là sản phẩm trực tiếp của các sai lầm triết học cơ bản phát sinh từ các ý tưởng sai lầm và thiếu sót về bản chất của vũ trụ, về bản chất con người, về cách thức và những gì chúng ta có thể biết.
Ảnh hưởng của các ý tưởng sai lầm này thậm chí đã thâm nhập vào Giáo Hội và tô màu cách chúng ta nghĩ về tính chính thống Công giáo của chúng ta. Hãy nghĩ về cách nói thông thường và khung phân tích đã chi phối các cuộc thảo luận và bất đồng của chúng ta trong Giáo Hội. Trong vài thập niên qua, chúng ta thường đánh giá các quan điểm và cách thực hành Công giáo theo một chuỗi liên tục của “tự do” và “bảo thủ,” chúng ta gọi các quan điểm gần giữa hai cực này là “ôn hòa.”
Nhưng, đây là mô hình phân tích chính trị, một mô hình không công nhận sự thật của tính chính thống Công giáo. Mô hình phân tích chính trị này bỏ qua ý tưởng về sự thật và đặt mọi thứ theo thang trượt ưu tiên, mà điểm tham chiếu mặc nhiên của nó giả định rằng không có câu trả lời đúng và sự thật chính thống. Bây giờ, bạn không sai. Bạn chỉ quá bảo thủ, hoặc thậm chí là quá phóng khoáng. Và, có một cách đơn giản để minh họa sự thay đổi này. Hãy nghĩ xem các dòng chữ về rước lễ dài bao nhiêu và các dòng chữ về giải tội ngắn thế nào. Thực tế có thể quan sát được đó đặt ra câu hỏi về ảnh hưởng đang suy yếu về tính chính thống thực sự.
Tuy nhiên, mô hình Công giáo thực sự và hợp lý sẽ nhìn rất khác. Vì nó kết hợp sự thật trong khung phân tích của nó. Ở một đầu của hệ thống này, sự liên tục này, là tính chính thống, là chân lý của thế giới quan Công giáo. Còn ở đầu kia là tà thuyết – dị giáo, những ý tưởng trái ngược với sự thật giáo lý. Mô hình dựa trên sự thật này vạch ra các mức độ sai lệch so với chân lý Công giáo. Đó là hệ thống công nhận mức độ hoặc cấp độ sai sót đối với bất kỳ vấn đề chính thống nhất định nào và gán nhãn cho sự lệch lạc là sai lầm, tội lỗi hoặc thậm chí là dị giáo, nếu nó sai lệch đủ xa hoặc đủ cố ý.
Sự chính thống này – phạm vi dị giáo này áp dụng cho nhiều vấn đề và ý tưởng vượt ra ngoài luân lý. Ví dụ, để khẳng định ý tưởng rằng tất cả những gì chúng ta có thể biết về chân lý chỉ giới hạn trong các khoa học là một tiền đề triết học dị giáo, cũng như một mâu thuẫn tự bác bỏ trong tính hợp lý. Ý tưởng đó cũng là một giả định văn hóa thông thường, như đã nêu ở trên. Nhưng, đó là sai lầm. Và do đó, nó hoàn toàn là dị giáo.
Vì Giáo Hội khẳng định sự cần thiết của lý trí trong phương pháp khoa học, trong nhiều lĩnh vực tìm hiểu và thực tiễn khác nữa. Sự giả định văn hóa về tri thức này không chỉ phủ nhận tính ưu việt của lý trí, mà còn loại trừ mọi hình thức mặc khải, đặc biệt và nổi bật nhất là sự mặc khải của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Nhập Thể.
Đó là lý do các linh mục phải học triết học và thần học. Vì lý trí và sự mặc khải là hai phương pháp để nhận biết chính Thiên Chúa. Giáo Hội đã làm điều này ngay từ đầu. Tính chính thống là sản phẩm của uy quyền, các truyền thống lý luận và các mặc khải đã nhận được. Có sự liên tục của tính chính thống trong suốt lịch sử của Giáo Hội.
Giáo Hội cũng nhận ra mâu thuẫn nguy hiểm trong việc khẳng định rằng chân lý chỉ có thể được xác định theo kinh nghiệm. Niềm tin về hiểu biết và kiến thức như vậy là tự chối bỏ. Vì nếu tâm trí của chúng ta chỉ đơn thuần là hoạt động thần kinh, thì lý trí bị suy giảm một cách không thể giải thích được chỉ còn hoạt động vỏ não của nó. Lý trí không còn tồn tại. Khoa học không còn khả thi. Đối với khoa học dựa vào lý trí từ khi khởi đầu đến khi ứng dụng.
Mặt khác, tính chính thống của Giáo Hội không chỉ chắc chắn mà còn trung thực và khiêm tốn. Vì sự chính thống của Giáo Hội công nhận một “hệ thống cấp bậc của chân lý” về việc giảm dần tính chắc chắn trong ba phạm trù lớn: tín điều, học thuyết và kỷ luật. Sự chính thống đầy đủ của Giáo Hội nhận thấy một số mức độ mơ hồ và phức tạp cho phép tạo ra các điểm khác biệt này.
Trong suốt lịch sử đã làm như vậy. Chỉ cần nhìn vào những vấn đề thần học quan trọng như Chúa Ba Ngôi và bản chất kép của Sự Nhập Thể hay việc thiết lập các sách kinh điển của Kinh Thánh. Giáo Hội di chuyển chậm rãi, có chủ ý khi làm sáng tỏ và phát triển các tín điều quan trọng này, thảo luận và tranh luận về chúng, cho đến khi quyết định đúng đắn, tinh vi và chắc chắn.
Hoặc là, hãy nhìn vào chủ đề luân lý thực tế của việc cho vay nặng lãi, và cách Giáo Hội thay đổi lập trường của mình. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và nhu cầu vốn đầu tư, Giáo Hội đã công nhận rằng cho vay tiền là một lựa chọn hợp pháp về mặt đạo đức miễn là lãi suất phải công bằng và phù hợp với điều kiện thị trường. Tuy nhiên, quan điểm của họ có đủ sắc thái để loại trừ tỷ giá nặng lãi, đồng thời tiếp tục hỗ trợ tiền từ thiện cho những người có nhu cầu.
Đây là lý do tại sao sự chính thống của Giáo Hội rõ ràng và trực tiếp công bố các tín điều, học thuyết và kỷ luật với mức thẩm quyền vốn có trong hệ thống phân loại rộng rãi. Vì Giáo Hội dạy về tính chính thống theo cách thích hợp với sự chắc chắn của Giáo Hội. Một ví dụ đơn giản là Giáo Hội phân biệt rõ ràng giữa tội trọng và tội nhẹ. Tính chính thống của tội trọng đòi hỏi phải có ba điều kiện: Thứ nhất, tội trọng phải liên quan vấn đề nghiêm trọng, một tội có bản chất xấu xa; thứ hai, đòi hỏi tội nhân phải hiểu biết đầy đủ về bản chất nghiêm trọng của tội đó; thứ ba, tội trọng được thực hiện với quyết định trực tiếp từ người phạm tội đó.
Hãy lưu ý sự rõ ràng về tính chính thống ở đây. Cũng hãy lưu ý rằng các đặc điểm xác định này hoàn toàn hợp lý và được lý luận rõ ràng như thế nào. Hãy lưu ý sự ngụy biện tiềm ẩn của sự chính thống này; cách mà các sắc thái của sự hiểu biết và ý định của con người xác định các yếu tố để đánh giá một tội là trọng tội. Đối với sự khẳng định đơn giản về bản chất nghiêm trọng của tội lỗi không thực sự đủ để được phân loại là tội trọng, loại tội cắt đứt mối quan hệ của cá nhân với Thiên Chúa.
Thực tế quan hệ của Thiên Chúa với chúng ta đòi hỏi hành vi ý chí hoàn toàn hiểu biết và có chủ ý để thực sự là hành động trực tiếp và vốn dĩ cắt đứt các mối quan hệ với Ngài. Tội trọng là cố ý từ chối Thiên Chúa và giáo huấn của Ngài. Tuy nhiên, đó cũng là một phần trong sự chính thống của Giáo Hội để nhường chỗ cho sự ăn năn sám hối qua Bí tích Hòa Giải, phương tiện chính thống để khôi phục mối quan hệ với Thiên Chúa sau khi đã cố ý từ chối Ngài và các điều răn của Ngài.
Tính chính thống như vậy là sự rõ ràng và tính nhất quán hợp lý, chính đáng. Đó là sự hòa quyện hài hòa giữa sự thật và tình yêu, lòng tốt và sự tha thứ. Đó là tình yêu của sự thật và sự thật của tình yêu. Đối với sự khẳng định cơ bản về “tính chính thống” là sự nhất quyết của nó đối với sự thật thực tế về các nguyên lý của Công giáo. Đây là những sự thật chung và các sự thật khác biệt. Đức tin Công giáo có thể chia sẻ một số sự thật chung với các niềm tin khác, đặc biệt là các Giáo Hội Kitô giáo.
Nhưng, sự đầy đủ của nhiều sự thật của nó cũng phải bao gồm các sự thật đặc biệt của nó. Khi nói đến sự thật, các dạng chính thống đặc biệt của Giáo Hội là điều rất quan trọng. Vì các sự khác biệt này tạo nên tất cả sự khác biệt khi nói đến chân lý của tính chính thống Công giáo. Tính chính thống đặc biệt của chúng ta là nơi chúng ta xác định sự thật, sự thật quan trọng mà những người khác chối bỏ hoặc làm ngơ, phỉ báng hoặc phủ nhận.
Vì sự chính thống đặc biệt của chúng ta chính là điều làm cho chúng ta trở thành người Công giáo. Đối với sự khác biệt này, chúng ta nên làm mới mối quan tâm và làm hồi sinh quyết tâm của mình. Chúng ta nên thường xuyên khuyến khích và chia sẻ các điểm khác biệt này với những người Công giáo khác và với bất kỳ người nào tìm kiếm lời khuyên của chúng ta, kể cả những người tò mò về đức tin và quan điểm đạo đức của chúng ta.
Đó là một phần trong sự chính thống của đức tin để vừa học vừa dạy sự thật, chia sẻ và thể hiện sự thật. Chúng ta là muối và ánh sáng thế gian khi chúng ta hoàn toàn tuân theo tính chính thống Công giáo bằng lời nói và việc làm. Đó là lúc chúng ta đến gần Chúa Cha và trở nên con cái đích thực của Ngài một cách trọn vẹn nhất.
F.X. CRONIN
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
Đêm 12-05-2021
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Tình yêu không muốn sinh hoa trái
- Hành hương về Giang Xá
- 5 câu châm ngôn từ Cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh có thể giúp bạn vượt qua đại dịch coronavirus
- Nolwenn Jubin, một thiếu nữ 20 tuổi vô thần đã trở thành Kitô hữu
- Nữ Giám mục Anh giáo đầu tiên ở Canada
- Thứ Tư Lễ Tro năm nay vào ngày 14 tháng 2, là Ngày Valentine (gọi là lễ tình nhân)
- Tolle, lege- Hãy cầm lấy và đọc