Dụ ngôn Người quản lý bất lương minh họa tiêu biểu cho mối quan hệ rắc rối của chúng ta với tiền bạc. Như thế làm sao có thể có được cuộc sống như Chúa Giêsu khuyên chúng ta: không được để tiền bạc làm chủ?
Đòi hỏi của Chúa Giêsu trong vấn đề tiền bạc cũng triệt để như trong vấn đề hôn nhân: “Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình” (Mt 19, 9); “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (Mt 19,24). Trong cả hai trường hợp, các môn đệ đều kêu lên, điều đó là không thể: “Thà đừng lấy vợ còn hơn” (Mt 19,10); và “Thế thì ai có thể được cứu?” (Mt 19:25). Chúa Giêsu trả lời họ phải xin Chúa ban ơn để hiểu và sống theo lời ấy: “Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu” (Mt 19,11); “Đối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được” (Mt 19,26). Rõ ràng: muốn sống có lý tưởng, chúng ta phải xin Chúa ban ơn.
Hơn nữa, trong các sách Tin Mừng, hai đòi hỏi này đóng khung một lời mà Chúa Giêsu khẳng định rõ ràng, sự cần thiết phải nhận ra sự nhỏ bé của mình để vào Nước Trời. Một ngày nọ, khi các bà mẹ dâng con của mình cho Chúa Giêsu, Ngài nói với các môn đệ: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng” (Mt 19:14 ; Mc 10, 14; Lc 18, 6). Đó luôn là một thông điệp: để thành công trong cuộc sống, bạn phải quên mình, phải tin tưởng phó vào vòng tay của Chúa Cha. Nhưng một cách cụ thể, vừa xin Chúa giúp đỡ, nhưng vừa phải làm gì để không khuất phục trước sự quyến rũ của tiền bạc và sự thoải mái mà nó mang lại?
Kết hiệp với Chúa Giêsu trong tâm hồn để bớt bị cám dỗ “tiêu thụ”
Trước tiên, chúng ta cố gắng phá bỏ bức tường im lặng, bức tường thường ngăn cản chúng ta chia sẻ những lời rất mạnh của Tin Mừng. Đây là chủ đề cấm kỵ. Và nó có lý do của nó! Chúng ta thiếu tiền để thực hiện các mong muốn chính đáng: mua một ngôi nhà rộng rãi hơn cho gia đình hoặc cho con cái học hành ở một trường đắt tiền hơn. Vậy làm thế nào bạn có thể tâm sự với người bạn đời của mình, người muốn dành một phần lớn tiền trong ngân sách gia đình để giảm bớt sự khốn cùng của nhân loại? Làm thế nào để bạn “nhẹ nhàng” nói mình có thể bớt tiêu ở đây một ít, ở kia một ít? Thật cực kỳ khó nói! Và cũng cực kỳ khó viết! Hoặc, chúng ta ở trong trường hợp ngược lại, tài khoản lúc nào “cũng thiếu!” Chúng ta tìm ở đâu người có thể giúp chúng ta, chúng ta có thể thố lộ với ai mình cần vay tiền? Phản ứng của họ sẽ như thế nào?
Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta nên chiêm ngắm lâu dài Chúa Giêsu ở trên thập giá. Chúng ta sẽ luôn muốn trở nên giống Ngài hơn trong sự trần trụi của Ngài! Chúng ta kết hiệp với Ngài trong trái tim mình hoặc trong Bí tích Thánh Thể, và cảm nếm tình yêu của Ngài: chúng ta sẽ ít bị cám dỗ “tiêu thụ” hơn. Chúng ta nên thường xuyên nghĩ đến sự hiện diện của Chúa Giêsu nơi người đau khổ và đặc biệt là nơi những người chúng ta có thể giúp. Và chúng ta xin Chúa Thánh Thần nhào nặn để chúng ta có “một tâm hồn trắc ẩn”.
Cuối cùng, chúng ta tìm cách gặp và kết hiệp với người nghèo hơn mình. Họ sẽ chất vấn chúng ta, sẽ ngăn để chúng ta không bằng lòng ngủ yên. Và thường, họ là người rao giảng Tin Mừng cho chúng ta.
Marta An Nguyễn dịch
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Mạng xã hội tấn công hạnh phúc gia đình
- Ngày tết, người Công giáo bàn về Đạo Hiếu
- Chỗ của người nghèo, một truyền thống đẹp lễ Giáng Sinh cần được khôi phục
- Một chuyến đi
- Hôn nhân Công Giáo: Nét văn hóa tốt đẹp của nhân loại.
- Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn: Hồng ân Thánh hiến
- Thiên Chúa ở đâu giữa đại dịch?