Bà chỉ sống được ba năm sau khi bị hồng vệ binh tra tấn
Ngày 25 tháng 7 năm 2018
Tại Thành phố Triều Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, giáp với Nội Mông, nhiều người lớn tuổi vẫn còn nhớ bà Teresa Xia.
Trong thời Cách mạng Văn hóa hỗn loạn (1966-1976), bà nằm trong số hàng triệu nạn nhân của phong trào cách mạng cộng sản đầy căm thù.
Augustine Han, con trai đầu của bà Xia, cố gắng giữ bình tĩnh khi nói về mẹ mình nhưng giọng nói vẫn run run.
Trong khi gần 50 năm trôi qua từ khi tín hữu Công giáo này qua đời, nỗi đau về những việc xảy ra với bà vẫn còn đó.
Bà Xia sinh năm 1920 trong một gia đình trở lại đạo Công giáo và học tại trường của Giáo hội, tại đây bà học giáo lý, thấm nhuần giáo huấn của Giáo hội và đóng vai Đức Mẹ trong các cuộc rước kiệu Thánh Thể.
Sau khi tốt nghiệp trung học và theo đuổi bậc đại học. Bà kết hôn với một người sau này là bố của Augustine Han.
Trong cái gọi là ‘Phong trào Bốn Thanh lọc’ do Mao Trạch Đông phát động năm 1963, nhắm mục tiêu vào những người bị gọi là phản động, bà Xia bị ép tham dự các lớp tuyên truyền.
Cách mạng Văn hóa, kéo dài một thập niên, tiến hành 2 năm sau đó.
Trong thời gian này, người Công giáo bí mật đọc kinh tại nhà, tuy nhiên, bà Xia dám đọc kinh công khai và cầu nguyện cho những người đang hấp hối.
Đức tin của bà khiến cho những kẻ cộng sản bảo thủ nổi giận.
Có lần bà Xia và 4 người khác bị bắt quỳ trên bục gỗ tại trường học trước mặt các thành viên trong làng, buộc đội mũ lừa và đeo bảng trước ngực và bị đấu tố. Sau đó họ bị đánh đập.
Ngày 6-9-1966, sau khi bị bắt giam bà Xia vẫn tiếp tục tuyên xưng đức tin khi bị các thành viên hồng vệ binh, phong trào học sinh, sinh viên bán quân sự, tra khảo.
Augustine Han kể những kẻ tra khảo vừa dùng chân ghế và bàn gỗ đánh mẹ ông và vừa lăng mạ bà.
Khi bà Xia tiếp tục tuyên xưng niềm tin nơi Chúa, hồng vệ binh dùng nến đốt miệng bà làm môi và lưỡi bà bị phỏng và không còn nói được nữa.
Sáng ngày 7-9, bà Xia được khiêng về nhà. Bà qua đời vào mùa xuân năm 1969 ở tuổi 50.
Maria Zhou, một người bà con thân thích, kể bà Xia thể hiện tình yêu Chúa bằng các việc thiện tâm.
Bà thường giặt quần áo cho bệnh nhân và cung cấp thức ăn cho người nghèo ngay cả khi gia đình bà không có đủ ăn, bà Zhou cho biết.
Nhiều người Công giáo bị ép phải từ chối đức tin, nhưng bà Xia không bao giờ làm thế, bà Zhou nói thêm.
Bà Zhou kể chị cả của bố bà là nữ tu và người cô cao tuổi của bà tu tại gia bị chính quyền cạo trọc và ép quỳ trên đá để trừng phạt và làm nhục.
Mặc dù đầu bị đánh sưng to đến độ trẻ em phát sợ khi nhìn thấy họ, các phụ nữ cao tuổi này vẫn nói đùa là không thấy đau vì bị đánh đến bị liệt người.
Cụ Ann Jia, người Công giáo đã hơn 90 tuổi, kể trong thời Cách mạng Văn hóa nhà thờ bị tịch thu còn linh mục bị chuyển đi xa.
Cụ Jia còn kể cha Zhao Youmin (còn gọi là Zhao Yimin), được tấn phong làm giám mục giáo phận Jinzhou thuộc tỉnh Liêu Ninh tháng 4-1958, bị đánh đập dữ dội trong thời Cách mạng Văn hóa và bị giam qua đêm trong một cống nước hôi thối.
http://vietnam.ucanews.com
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Chuyện Ơn Gọi Hiếm Có: Cả Hai Sắp Đám Cưới, Lại Rủ Nhau Đi Tu
- Giá trị cao quý của ngành y, đừng đánh mất lần nữa!
- Tự do tôn giáo hay niềm tin cho mọi người (1)
- Điều quý giá nhất trên đời
- Cậu bé bán bánh trước cửa nhà thờ năm nào ở Việt Nam giờ trở thành linh mục cho giáo xứ ở Mỹ
- Giòng giống vĩ nhân
- Đọc báo cũ: Nỗi lòng của một thừa sai: Tại sao tôi không trở về Pháp