Niềm vui khi cho đi

Các lời khuyên của ông Jean-Guilhem Xerri để khám phá niềm vui khi cho đi.

1. Tạo một khoảng không gian nhưng không

Khi thời gian trở thành quá quý, đòi hỏi công việc chúng ta phải luôn có hiệu năng, luôn ở dưới áp lực, thì điều khẩn cấp là dành một phần trong đời sống của mình cho những công việc không có lợi. Cá nhân tôi, tôi luôn cảm thấy sự cần thiết này. Hiện nay, một mặt đời sống nghề nghiệp của tôi, tôi được trả lương như thầy thuốc bệnh viện, mặt khác tôi dành thì giờ làm thiện nguyện cho “những người bị giam hãm.” Nhưng không cũng là thái độ có thể làm cho những người sống bên lề cảm thấy họ có phẩm giá. Chúng ta cho họ một chút của cải quý giá trong đời sống chúng ta, đó là thời gian, chúng ta ở đó, gần họ, không phải để hoàn thành một nhiệm vụ hành chính, y tế, xã hội, mà chỉ vì họ giống như chúng ta, là thành viên của gia đình nhân loại. Con người không phải là giá trị buôn bán trao đổi, mối quan hệ giữa con người không chỉ có giá trị thị trường!

2. Trau dồi đời sống nội tâm

Để chăm sóc người khác, trước hết phải chăm sóc bản thân. Đời sống nội tâm, cũng giống như trong các lãnh vực khác, đời sống thể thao, đời sống xã hội, tình bạn đều cần một sự cân bằng toàn diện của con người, mà xã hội chúng ta đang sống thúc đẩy chúng ta hướng ngoại, sống cuộc sống hời hợt. Vì vậy, chúng ta hãy quay trở lại chiều sâu của mình để có kinh nghiệm của sự yên lặng nội tâm, chiều kích chưa được biết đến, nơi cuộc sống thinh lặng và chúng ta chưa bao giờ khám phá xong. Trau dồi nội tâm bắt đầu bằng việc ngồi xuống, hít thở, im lặng, thiền định. Với người tín hữu kitô, điều này giúp chúng ta làm phong phú thêm mối quan hệ với Chúa Kitô. Chúng ta có thể hình dung một cặp vợ chồng nào sẽ không bao giờ gặp nhau không? Cũng vậy, chúng ta phải trở về với Đấng đã tạo dựng chúng ta, Đấng ở trong chúng ta, để đến lượt chúng ta, chúng ta có thể yêu thương đồng loại.

3. Đặt mình phục vụ người khác

Có một niềm vui sâu đậm trong việc phục vụ mà đôi mắt bên ngoài không thể hiểu được. Điều này được thấy rất rõ ở Lộ Đức, nơi có nhiều người đau khổ, cũng như những người đau khổ chúng tôi gặp trong các chuyến đi thăm những người hè phố. Làm sao giải thích Tin Mừng giữa lòng đau khổ này? Có lẽ vì nguyên tắc chính của Tin mừng là được loan báo trong bối cảnh không tốt… Vì vậy, nhiều người khám phá được niềm vui này khi họ dành thì giờ để phục vụ những người bị loại trừ.

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn: http://phanxico.vn/

Đánh giá bài viết
Đánh giá bài viết