Một vị linh mục nói rằng sự quyến rũ tính dục không xác định danh xưng tính dục vì sau những công bố được cho là của ĐGH Phanxicô, người ta đã nhanh chóng thắc mắc về học thuyết Công Giáo và bản chất tự nhiên của khuynh hướng tình dục.
Cha Thomas Petri, dòng Đa Minh, Khoa Trưởng Viện Thần Học Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington,D.C. đã nói với hãng tin CNA rằng “Dĩ nhiên Thiên Chúa yêu thương mọi người, vì Người chính là tình yêu: Thiên Chúa là tình yêu.”
“ Nhưng Người không yêu tội lỗi, thực ra Người không thể yêu tội lỗi vì tội lỗi không chỉ chống lại Thiên Chúa mà còn chống lại sự tốt lành và hạnh phúc thật mà Người kêu gọi mỗi người chúng ta.”
“Trong lúc Thiên Chúa yêu mỗi người, Người không yêu những thứ mà nó tách biệt chúng ta ra khỏi Người và làm hại đến phẩm giá của chúng ta là con của Người.”
Vào hôm thứ Sáu, Juan Carlos Cruz, một nạn nhân bị xâm phạm tính dục bởi cha Fernando Karadima,đã nói với tờ báo Tây Ban Nha rằng ĐGH bảo anh là không thành vấn đề nếu anh là người đồng tính.
Anh kể rằng ĐGH đã bảo với anh “Thiên Chúa tạo nên con như thế này và Người yêu con như thế này và cha không quan tâm.”
Lời công bố này đã khuấy lên một cuộc tranh cãi học thuyết Công Giáo về đồng tính, và một số hãng truyền thông đã vội tường trình việc này như là “ một sự thay đổi lớn” trong giáo huấn của Giáo Hội.
Tòa Thánh Công Giáo thường không bình luận về những cuộc đối thoại riêng tư của ĐGH, và đã không xác nhận hay làm rõ những những nhận xét mà Cruz cho là của ĐGH Phanxicô.
Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng những khuynh hướng đồng tính “đã có từ lâu” là “rối loạn khách quan,” nhưng những người có khuynh hướng đồng tính “phải được đón nhận với sự tôn trọng, cảm thông và tế nhị. Mọi biểu hiện về sự phân biệt đối xử bất công trong lãnh vực của họ cần nên tránh. Những người này được kêu gọi để thực thi đầy đủ ý muốn của Thiên Chúa trong cuộc đời của họ và nếu họ là Kitô hữu, hãy kết hợp với hy sinh Thánh giá của Chúa những khó khăn mà họ gặp phải trong hoàn cảnh của họ.”
Cha Petri nói với CNA rằng “vì chưng tất cả chúng ta đều có những khuynh hướng và mong muốn bất thường, lệch lạc ngoài khuôn phép trong đời sống, chúng ta phải luôn tỉnh thức chống lại cám dỗ và ăn năn trở lại khi chúng ta xa ngã.”
Hơn thế nữa, thật là “ nguy hiểm” để khẳng định rằng Thiên Chúa đã làm bất cứ sự gì là tội lỗi hay gây ra đau khổ, bao gồm cả những ước muốn xáo trộn, nghiệp ngập, hay những chứng bệnh như ung thư.
Cha Peri lưu ý rằng những điều không tốt đẹp không thể đến từ một Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn tốt lành, dù rằng nó vẫn còn là việc bí ẩn tại sao Thiên Chúa lại cho phép tội lỗi và sự xáo trộn hiện hữu nơi thế gian này.
“Sự liên hệ trong thánh ý toàn năng của Thiên Chúa và sự tốt lành vô bờ bến của Ngài đối với xáo trộn, tội lỗi, bạo lực và sự dữ chúng ta trải qua trên cõi đời này là một vấn nạn mà sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo gọi là “vấn nạn cấp bách và không thể tránh khỏi cũng như đau khổ và nhiệm mầu.”
“Điều mà chúng ta biết là không có sự gì trốn khỏi sự quan phòng của Thiên Chúa, ngay cả những xáo trộn, bệnh tật, tội lỗi và cái ác. Trong một phần rất đau thương nghịch lý về sự quan phòng và sự khủng hoảng của cái ác, Giáo lý chỉ ra một sự thật là Thiên Chúa tạo ra thế giới này và nhân loại này trong một trạng thái hành trình. Không có gì hoàn thiện và do vậy xáo trộn tồn tại.”
Tuy nhiên, chúng ta có thể tin tưởng rằng Thiên Chúa làm việc để mang lại điều thiện từ những hậu quả của xáo trộn và sự ác, “ngay cả những người phải đấu tranh với những ước muốn lệch lạc có thể, nhờ Ơn Chúa, đến để đáp lại lời mời gọi để trở thành con của Ngài và để sống với phẩm giá mà Ngài đã kêu gọi họ, ngay cả khi họ có thể phải chịu đau khổ bị cám dỗ.”
“Thực ra, có thể là phải đối mặt với sự cám dỗ mà sự trông cậy vào Chúa của một người trở nên mạnh mẽ hơn.”
Qua kinh nghiệm phục vụ của mình với những người có sự quyến rũ tính dục đồng giới, cha Petri nói rằng một số người đã phải trải qua thời gian khó khăn hơn những người khác trong việc tin vào tình yêu của Chúa.
Cha thấy hữu ích để so sánh những ý muốn tính dục lệch lạc với những ý muốn xáo trộn khác mà người ta trải qua, như là về thức ăn, thức uống hay những thứ khác.
Cha Petri nói rằng sự lầm lẫn đôi khi nảy sinh từ “ý hướng chữa trị (đồng tính) như là một đặc tính nhận diện của một người, như thể bằng cách nào đó xác định một thực tế cuối cùng cho một người.”
“Không phải vậy, đặc tính nhận diện của mỗi người chúng ta là chúng ta được Thiên Chúa yêu thương và là con cái của Thiên Chúa. Mọi thứ khác xoay quanh điều đó.
“Những quyến rũ, tính dục hay những thứ khác, rất phức tạp. Chúng đến rồi đi, có thể thay thế và biến đổi, và thường có thể thay đổi. Nhân phẩm của chúng ta cùng với ân sủng Chúa ban, chúng ta được kêu gọi để làm chủ những ước muốn của chúng ta chứ không phải làm đầy tớ cho chúng.”
Giuse Thẩm Nguyễn
(RadioVaticana 22.05.2018)
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Chỗ của người nghèo, một truyền thống đẹp lễ Giáng Sinh cần được khôi phục
- Hai biển hồ
- Sơ ơi, tôi yêu em!
- 10 điều dối trá của ma quỷ
- Tự hào: Cách làm từ thiện riêng của một ca sỹ nổi tiếng người Công Giáo
- Đức Cha Lorensô Chu Văn Minh từ chức
- Vết sẹo nơi bàn chân