
Được đề cử làm Bộ trưởng bộ Truyền thông vào tháng 7 năm 2018, ông Paolo Ruffini là giáo dân đầu tiên điều khiển một “bộ” của Tòa Thánh. Nhà báo người Ý cho biết, ông không cảm thấy mình là “con cừu đen” trong thể chế, ông nhắc lại, giáo dân không phải chỉ là các “kỹ thuật viên của Giáo hội.”
Ông Paolo Ruffini sinh năm 1956, người vùng Palermo nước Ý, đã từng giữ chức vụ cao trong các đài truyền thanh và truyền hình Ý, theo ông, Giáo hội phải vượt ra ngoài các khái niệm của quá khứ để hiểu giáo dân không phải chỉ là những người mang đến cho Giáo hội “các chức năng” hay mang đến một “tính nghề nghiệp” cụ thể.
“Tất cả Giáo hội ở trong bí tích rửa tội”
Ngày 3 tháng 1-2020, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Tây Ban Nha vidanuevadigital.com, ông Ruffini nhắc lại, “những gì liên kết chúng ta lại với nhau, đó là bí tích rửa tội. Tất cả chúng ta ở trong Giáo hội trên cơ sở của bí tích này.” Điều này nhắc chúng ta nhớ để tránh nghĩ rằng giáo dân chỉ là các kỹ thuật viên, ông Ruffini mời gọi các giáo dân khác làm một bước đi tới để “đảm nhận trách nhiệm của mình.”
Khi Đức Phanxicô nhờ ông đứng đầu bộ Truyền thông, điều phối các phương tiện truyền thông Vatican và Văn phòng báo chí, ông thú nhận trong giây lát, ông đã nghi ngờ về tính hợp pháp của cương vị giáo dân: “Tôi tự hỏi một giáo dân có thể làm chức vụ này không.” Sau đó gần như ngay lập tức ông thay đổi ý kiến, ông nhớ lại, giáo dân có lẽ đã quá quen núp bóng, cho rằng trách nhiệm của họ là tương đối “vì các giáo sĩ luôn ở địa vị hàng đầu.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
phanxico.vn
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- ĐHY Tagle: Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta là mẫu gương giúp đối phó với đại dịch
- Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm bị đυổι khỏi Tòa Giám Mục, một số linh mục và người già lâm vào tình cảnh vô gia cư
- Nếu gặp khó khăn trong việc có con cái, hãy đến với Đức Mẹ Sữa
- 8 ngày lễ kính Đức Mẹ ít được biết đến trong tháng 5
- Tại sao Chúa vẫn lặng thinh – Để nhiều chuyện xảy ra như vậy?
- 7 ơn của Chúa Thánh Thần và ý nghĩa mỗi ơn
- Bám chặt lấy Chúa và Đức Mẹ