Ít năm trước đây, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói rằng có đủ chứng cứ khoa học để tin vào sự tiến hóa. Điều này đúng hay không?
Năm 1950, trong thông điệp Dòng Giống Nhân Loại (Humani Generis), Đức Piô XII xác nhận rằng Hội thánh không thấy có gì trở ngại trong việc các khọc gia và thần học gia nghiên cứu sự tiến hóa. Ngài nói, việc nghiên cứu này-nhằm “tìm hiểu nguồn gốc cơ thể con người như phát xuất từ vật thể tiền hữu và sống” – không gây khó khăn gì cho đức tin Công giáo, miễn là chúng ta chấp nhận rằng “phần” thiêng liêng của bản lĩnh chúng ta, mà chúng ta gọi là linh hồn, thì do Thiên Chúa tạo dựng trực tiếp (s. 36).
Ngày 22-10-1996, ngỏ lời với Viện Hàn lâm khoa học Giáo hoàng, như bạn đề cập đến ở trên, Đức Gioan Phaolô II nói rằng kiến thức mới đưa chúng ta đến chỗ nhìn nhận rằng lý thuyết tiến hóa còn hơn là một giả thuyết. Ngài nêu lên hai điểm quan trọng. Thứ nhất, phải hết sức thận trọng khi cố tìm cách trả lời cho những câu hỏi khoa học trong Thánh kinh. Bốn năm trước đó, ngài cũng ngỏ lời vớ Viện Hàn lâm này về việc Hội thánh kết án ông Galilêô (nhà khoa học và thiên văn thế kỷ XVII bị kết tội lạc giáo vì tuyên bố trái đất quay chung quanh mặt trời, chứ không phải ngược lại. Lý thuyết của ông bị cho là trái với Thánh kinh, theo đó mặt trời di chuyển, lên xuống chung quanh trái đất. Chẳng hạn chúng ta đọc thấy trong sách Giôsua 10:12-13).
Trong diễn văn năm 1992 nói trên, Đức Giáo hoàng nêu sự kiện là trong việc kết án Galilêô, phần đông các nhà thần học không nhận ra có sự “khác biệt giữa Thánh kinh và cách giải thích Thánh kinh,” khiến cho họ “ngờ nghệch đến nỗi hoán chuyển” đạo lý và nghiên cứu khoa học cho nhau. Trong diễn văn năm 1996, liên quan tới vấn đề tiến hóa, Đức Giáo hoàng nhắc lại lời cảnh báo đối với những giải thích Thánh kinh “khiến cho Thánh kinh nói những điều mà Thánh kinh không có ý nói.” Ngài quả quyết, các học giả và các thần học gia không thể thi hành công việc của mình một cách tốt đẹp nếu không am hiểu những gì đang diễn ra trong các khoa học.
Thứ hai, cũng như bất cứ giả thuyết nào khác, thuyết tiến hóa luôn luôn cần phải được kiểm chứng trước các sự kiện. Khi thông tin thu nhập phù hợp với lý thuyết thì càng ngày người ta càng có thể giải thích về cách thức sự sống phát triển trên hành tinh của chúng ta. Theo Đức Gioan Phaolô II và đa số các nhà thần học Công giáo, những dữ kiện được tập trung lại từ nhiều lãnh vực kiến thức ( nhân học,địa chất học, tâm lý học, v.v..) làm thành “ một lý chứng ngày càng có ý nghĩa ủng hộ thuyết tiến hóa”.
Thuyết tiến hóa không chối bỏ việc Thiên Chúa tạo dựng. Nó chỉ đơn giản nói rằng có lẽ cách Thiên Chúa tạo dựng thì khác với những gì người ta phỏng đoán khi người ta coi sách Sáng thế như là một cách giải thích việc tạo dựng vũ trụ. Khởi đầu Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ như thế nào, hoặc việc Thiên Chúa sắp đặt các năng lực trong vũ trụ như thế nào để chuyển động mọi sự hướng đến một phức hợp – hay là giản đơn – càng ngày càng lớn hơn, thì chuyện ấy không thuộc phạm vi đức tin của chúng ta.
Tác phẩm: Giáo Lý Cho Người Thời Nay
Tác giả: John J. Dietzen
Biên dịch: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chữ. OP
Đọc thêm:
2. Kinh Thánh: Tiêu chuẩn đức tin
3. Các hình thức văn chương trong Kinh Thánh
4. Kinh Thánh chỉ dành cho các chuyên gia?
5. Thánh Kinh Công Giáo và Thánh Kinh Thệ Phản
6. Bản Kinh Thánh phổ thông (Vulgata)
12. Vụ nổ vũ trụ ( Big Bang ) và tuổi trái đất
13. Tuổi của dòng giống loài người
14. Thiên chúa làm gì trước khi tạo dựng vũ trụ
0
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Chúa Ơi ! Xin Thương đến Quê Hương của chúng con
- TRỰC TIẾP: Chúa Nhật Lễ Lá được Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành 16h. 05-04-2020
- Lời nguyện trong cơи dịcн bệин Coνid-19
- Tín điều Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa có nguồn gốc Kinh Thánh không?
- Hãy nhìn lên cao
- Ý nghĩa đích thực của Mùa Vọng
- Chúa Giêsu sinh ra vào năm nào?