Đọc thêm:
Kinh Thánh: Tiêu chuẩn đức tin
Các hình thức văn chương trong Kinh Thánh
Điều quan trọng khi đọc Kinh Thánh là chúng ta hiểu được những gì tác giả định nói tới khi ông viết một cuốn sách. Như vậy, một người bình thường làm sao biết được tất cả những điều này?
Đọc Kinh Thánh với tinh thần cầu nguyện và tin vào lời Chúa luôn là điều tốt và hữu ích. Thực vậy, có nhiều ngừoi tiếp cận với Kinh Thánh với tinh thần này đã gặt hái được nhiều lợi ích hơn những người có kiến thức chuyên môn về Kinh Thánh nhưng lại không có đức tin.
Tuy nhiên, hiểu biết về bối cảnh của các sách Kinh Thánh có thể giúp cho việc đọc Kinh Thánh ích lợi hơn và tránh được sự hàm hồ hoặc hiểu lầm. Rất ít phần trong Kinh Thánh là lịch sử theo nghĩa đen như chúng ta tưởng. Hầu hết là thi ca, dụ ngôn, những suy tư cá nhân hoặc cộng đoàn về những biến cố đáng ghi nhớ, những văn bản luật pháp, những thị kiến, hoặc những biểu hiện khác diễn tả phản ứng của Thiên Chúa đối với những điều xảy ra cho con người, những lời sấm ẩn dấu dưới những biểu tượng cực kỳ huyền bí – thậm chí các nhà thần học thời cổ còn nối kết chặt chẽ chỗi những mặc khải và cảm nghiệm này vào với nhau.
Thêm vào đó, vì Kinh Thánh được chuyển trao cho chúng ta bằng chữ viết và truyền khẩu trong một thời gian cả hàng ngàn năm, nên nếu hiểu biết được một vài loại thể văn, hoặc biết được một vài hoàn cảnh lịch sử của thời đó cũng là điều hữu ích. Thử so sánh một cụ già và một học sinh trung học cùng đọc một tờ báo in năm 1935; cụ già đã từng sống vào quãng thời gian đó sẽ hiểu hơn và thấy tờ báo có ý nghĩa hơn là cậu học sinh 14 tuổi.
Tác phẩm: Giáo Lý Cho Người Thời Nay
Tác giả: John J. Dietzen
Biên dịch: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chữ. OP
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Làm thế nào chúng ta có thể trở thành người trông cậy hơn?
- 5 lời khuyên giúp sống Mùa Chay một cách tốt nhất
- Buông bỏ nỗi sợ sai lầm
- Tuyển sinh Ơn Gọi Dòng Thánh Tâm Huế – Năm 2018
- Cha Long ước mơ Ngôi Nhà Thương Xót
- Mạng xã hội tấn công hạnh phúc gia đình
- Thánh Kinh Công Giáo và Thánh Kinh Thệ Phản