Ngày 13 tháng 12 năm 1969, bốn ngày trước khi mừng sinh nhật 33 tuổi, chủng sinh trẻ Jorge Mario Bergoglio được chịu chức linh mục. Sau khi được Đức Tổng Giám mục Ramon Catellano giáo phận Córdoba phong chức, mẹ và các em quỳ gối chờ tân linh mục. Rất xúc động, cha Bergoglio đã ban phép lành cho gia đình.
Từ giây phút rất đơn giản và quyết định này, chúng ta không biết gì thêm. Người ta dễ dàng kể câu chuyện tiếp theo, rằng ngài thăng tiến rất nhanh, cho đến ngày 13 tháng 3 năm 2013 khi ngài lên ngôi vị Thánh Phêrô.
Khi làm linh mục, Cha Bergoglio không hề hình dung có ngày mình l giáo hoàng. Ngài đã lặp lại nhiều lần: ngài không có tham vọng nào khác hơn là làm tốt công việc linh mục của mình. sự thăng tiến trong Dòng và trong Giáo hội của ngài đi ngược với khuynh hướng không có tham vọng này.
Chống các linh mục thăng tiến sự nghiệp
Thêm nữa, ngài xem tham vọng là chất độc cần phải chiến đấu không ngừng trong Giáo hội, nhất là từ khi ngài lên ngôi Thánh Phêrô. Ngài ghét các linh mục thích thăng quan tiến chức. Năm 2018, nhân dịp phong chân phước cho linh mục Jean-Baptiste Fouque, một linh mục Pháp suốt đời làm cha phó, ngài đã khen ngợi người tôi tớ khiêm hèn này, là tấm gương cho các linh mục muốn có sự nghiệp trong Giáo hội. Ngược với khát vọng sai lầm và danh vọng hảo của những người “hãnh tiến”, chức thánh là hoàn toàn đơn giản, là lý tưởng và là con đường ưu thế để đi đến thánh thiện.
Cũng trong năm 2018, cùng với các chủng sinh vùng Sardinia, Đức Phanxicô đã giải thích, linh mục “phải là của giáo dân và cho giáo dân”, có nghĩa linh mục không được “thống trị đàn chiên” nhưng là người phục vụ. Một đời sống đơn sơ, một đời sống tiếp xúc với giáo dân, đó là các đòi hỏi mà linh mục Jorge-Mario Bergoglio luôn cố gắng làm.
Ở Argentina, ngài thường từ chối không muốn giáo dân gọi mình là “Đức Cha”, ngay cả “Đức Ông” cũng không. Đi đâu ngài cũng xin giáo dân gọi mình là “Cha Jorge”. Năm 2016, ngài nói với các chủng sinh: “Một linh mục không có tình phụ tử thì không phục vụ được gì.” Là cha, trước hết là cha của con cái mình, là lắng nghe, là giúp đỡ, là có sự hiện diện trấn an.
“Tôi luôn là linh mục đường phố”
Đối với Đức Phanxicô, linh mục phải gần với giáo dân, phải kết hiệp với giám mục của mình, phải sáng tạo. Phục vụ, vâng lời và táo bạo, đó là cách ngài thực hiện sứ mạng của ngài ở Vatican. Trong một lá thư ngài gởi cho bạn của ngài ở Argentina năm 2013, ngài giải thích, ngài cố gắng sống như thể mình chỉ là một cha xứ, dù phải làm xáo trộn một ít thói quen và phong tục của Vatican.
“Tôi cố gắng hành động và vẫn là người như khi tôi còn ở Buenos Aires. Ở tuổi tôi, nếu thay đổi thì rất kỳ cục. Tôi không muốn ở Dinh Tông Tòa, tôi chỉ đến đó làm việc và tiếp khách. Tôi sống ở Nhà Thánh Marta, nhà khách của các giám mục, linh mục và giáo dân. Tôi sống trước mặt mọi người, và tôi có một đời sống bình thường: thánh lễ buổi sáng, ăn sáng với mọi người ở nhà ăn..v.v. Điều này tốt cho tôi, tôi tránh để mình không bị cô lập”.
Năm 2013 Đức Phanxicô đã trả lời cho báo Paris Match, “tôi luôn là linh mục đường phố”. Như Đức Hồng y Beniamino Stella nhấn mạnh, di sản Đức Phanxicô để lại là: “Người linh mục phải ở giữa giáo dân của mình”. Và đường lối chủ yếu này gắn kết linh mục đường phố với giáo hoàng ở Vatican, đó là hình ảnh thể hiện niềm vui mà chúng ta dễ dàng thấy nơi Đức Phanxicô, niềm vui của một linh mục dù đã trở thành giáo hoàng đã không đánh mất niềm vui cảm nhận mình được gọi mỗi ngày.
Marta An Nguyễn dịch
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Bức tượng Đức Maria trong cơn siêu bão Harvey, Mỹ: Những phép lạ trong cơn bi kịch
- Theo đạo có cần thiết cứ phải đi thờ, đi lễ không?
- Ai Cập: Một nhà тhờ Chínн тhống bị ρhá нủy, các Kitô hữu bị bácн нại
- Đức Cha GIUSE ĐỖ MẠNH HÙNG được bổ nhiệm làm GIÁM QUẢN TÔNG TÒA TGP.SÀI GÒN
- ᑎgười Côиg Gιáσ Nói KᕼôᑎG Với Ngày Víα Thầи Тàι
- Chàng trai người công giáo về với Chúa khi cứu Cô gái đang mang thai nhảy cầu
- Kinh nghiệm thiêng liêng của nhà viết kịch nước Mỹ sau khi mổ khối u trong đầu