Đọc thêm:
Kinh Thánh: Tiêu chuẩn đức tin
Trong Kinh Thánh có quá nhiều chuyện lịch sử, thi ca, và dụ ngôn, v.v… Điều này khiến tôi nghi ngờ không biết Sách Thánh có phải là Lời Chúa không? Làm thế nào vượt qua được hình thức văn chương của Sách Thánh để đi vào nội dung Lời Chúa?
Đúng là phần lớn Thánh Kinh gồm có các ám dụ, dụ ngôn, thi văn, những câu chuyện giả tưởng, những bài diễn văn, những truyền thuyết và nhiều hình thức văn chương khác.
Tất nhiên bạn được dự do tin Thánh Kinh như ý bạn muốn, thậm chí có thể coi Thánh Kinh như là lịch sử theo nghĩa đen. Nhưng giáo huấn của Hội Thánh rất rõ rang: “Chân lý” mà Thánh Kinh diễn tả là ở trong ý nghĩa mà tác giả Sách Thánh nhắm tới khi ông viết. Để nắm bắt được chân lý đó, người ta phải tìm hiểu xem khi viết lịch sử, truyền thuyết, thi ca, chuyện chiến tranh, chuyện thần tiên, tài liệu pháp luật, dụ ngôn hoặc các loại khác, tác giả có ý đưa ra một bài học nào đó hay không. Chỉ khi ấy chúng ta mới khám phá được một cách chính xác những gì Thiên Chúa muốn nói với chúng ta.
Chắc bạn cũng đã biết chuyện ông George Washington và cây anh đào. ‘Chân lý’ của câu chuyện không phải là ở các tình tiết. Nếu như một ngày nào đó có một sử gia chứng minh rằng, không hề có cây anh đào nào ở nhà ông Washington hồi ông còn thơ ấu, thì câu chuyện sẽ ra sao? Vậy thì câu chuyện không phải là về cây anh đào, nhưng là về đức tính thanh liêm chính trực, cao thượng của vị Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nếu hiểu đó là câu chuyện về cây anh đào và nghệ thuật trồng hoa kiểng tức là bạn đã không nắm bắt được tiêu điểm.
Cũng vậy, trong chuyện ông Jona bị ném xuống biển, nằm trong bụng cá voi ba đêm ngày, điểm nhất của tác giả là Thiên Chúa thương xót hết mọi người, và muốn cho mọi người được cứu độ, dù đó là những người tội lỗi như dân thành Ninivê. Còn những chi tiết ‘mắm muối’ khác không hẳn là phần quan trọng.
Công đồng Vatican II nói rằng ‘Thánh Kinh dạy chúng ta một cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm, những chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại vì ơn cứu độ chúng ta’ (Hiến chế về Mặc khải, s.11).
Tuy nhiên, ‘chân lý’ trong Sách Thánh lại được đặt vào mội miệng con người, do đó luôn luôn bị giới hạn.
Cần phải truy tầm chân lý đó bằng việc cầu nguyện, sử dụng khả năng, và một đức tin bén nhạy với truyền thống Công giáo. Tài liệu năm 1993 của Ủy ban Thánh Kinh Giáo Hoàng liên quan đến việc giải thích Thánh Kinh trong Hội Thánh xác nhận rằng, trong Cựu ước lẫn Tân ước, ‘Thiên Chúa sử dụng mọi khả năng của ngôn ngữ loài người, đồng thời chấp nhận lời Người bị hạn chế bởi ngôn ngữ này. Để tôn trọng đúng mực đối với Thánh Kinh được linh ứng, đòi hỏi chúng ta phải làm việc cật lực để hiểu được ý nghĩa của Thánh Kinh một cách thấu đáo’.
Đối với người Công giáo, hiểu đúng Lời Chúa được viết ra là điều quan trọng bậc nhất. Nếu bạn quan tâm đến những gì Hội Thánh dạy về vấn đề này, bạn có thể đọc hai tài liệu vừa kể ra ở trên: Hiến chế về Mặc khải của Công đồng Vatican II và lập trường của Ủy ban Thánh Kinh Giáo hoàng.
Tác phẩm: Giáo Lý Cho Người Thời Nay
Tác giả: John J. Dietzen
Biên dịch: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chữ. OP
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Gia Đình Công Giáo Có 5 Người Con Đi Tu Ấn Tượng Nhất Việt Nam
- Coronavirus: Linh mục, phi công 79 tuổi, từ trên trời ban phép lành cho người dân vùng dịch
- Người đi lễ trễ có được rước lễ không?
- Tổng thống Putin muốn Hiến pháp Nga là quốc gia tin vào Đức Chúa Trời
- Lời Cầu Nguyện Trước Khi Đi Thi
- Vatican nhỏ giữa lòng Sài Gòn
- Thương con hay hại con? Giáo dục hay phản giáo dục?