Khi bạn ganh tị hay thèm muốn, bạn muốn điều người khác có. Bạn có thể ganh tị với chiếc điện thoại mới, hay khả năng, hay vẻ bên ngoài của một người bạn, hay thậm chí cả cuộc sống của họ! Nhận thấy ích kỉ đang hoạt động ở đây. Khi bạn theo đuổi những khát vọng riêng của mình, bạn không thể hạnh phúc về những điều tốt mà một người bạn ra đi vì chúng ta. Bạn chỉ nghĩ tới bản thân mình.
Điều bạn làm với những cảm xúc ganh tị của bạn là điều quan trọng. Nếu bạn cho phép sự ganh tị thành thói quen, bạn luôn cảm thấy rằng người khác có những điều tốt hơn bạn. Đây là cái nhìn tiêu cực về Thế Giới và sẽ làm cho bạn không hạnh phúc. Ganh tị có thể gây tổn thương tương quan của bạn với anh chị em, các bạn cùng lớp và bạn bè của bạn.
Nếu bạn nghĩ ganh tị là một vấn để đối với bạn, hãy nói với cha mẹ bạn hay người lớn đáng tin cậy khác. Hoặc nói với một linh mục khi lãnh nhận Bí Tích Hoà Giải. Họ sẽ khích lệ bạn nhìn tất cả những điều tích cực trong cuộc sống của bạn và cảm ơn về chúng. Thiên Chúa là Đấng quảng đại!
Ganh tị đôi khi được gọi là “ghen tuông”. Người ta được miêu tả như là “ tái đi vì ghen tị”.
Các Nhân Đức
Tác giả: Les Miller
Chuyển ngữ: Nt Maria Vũ Thị Thu Thủy
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Đại diện Tòa Thánh và HĐGMVN viếng cố Chủ tịch Trần Đại Quang
- Có một nơi để yêu thương, để trở về…
- Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh chia sẻ về quan hệ giữa Việt Nam – Vatican
- Đau lòng trước cảnh thai nhi 8 tháng bị ném xuống từ tầng cao -BVSS Kon Tum
- Thầy Đaminh Đại Chủng Viện Bùi Chu Về Với Chúa Do TN Giao Thông Nghiêm Trọng
- Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm bị đυổι khỏi Tòa Giám Mục, một số linh mục và người già lâm vào tình cảnh vô gia cư
- Ý nghĩa của lời đọc “Chúa ở cùng anh chị em” trong Phụng vụ?