Cha Giuse Trần Đình Long đặt tay, các cô chú lãnh nhận ơn Lòng Chúa Thương Xót, bình an, chữa lành bệnh tật tâm hồn và thể xác.
Chúng ta tin tưởng vào Chúa
Hãy chạy đến với Lòng Chúa Thương Xót. Jesus, we trust in You!
Mời quý ông bà và anh chị em CHIA SẺ bài viết này để có thêm những người biết đến Lòng Chúa Thương Xót ạ
Mười Điều răn của Lòng thương xót
1.Nhớ rằng lòng thương xót nằm sâu thẳm nhất trong trái tim Thiên Chúa.
Hiếm có điều nào thể hiện yếu tính Thiên Chúa hơn là lòng thương xót. Lòng thương xót là yếu tính của Thiên Chúa. Kinh thánh dùng những từ ngữ như trìu mến yêu thương và cảm thương để cố gắng định nghĩa lòng thương xót Chúa, nhưng khái niệm kinh thánh trung tâm, nắm bắt từ khái niệm hesed của Do Thái, bao hàm một mối quan hệ yêu thương, ôm lấy và tha thứ ngay cả khi và nhất là khi chúng ta không thể vươn đến hay xứng đáng với những gì Chúa ban cho chúng ta.
2.Nhớ rằng lòng thương xót là yếu tính của mọi tôn giáo
Bên trong tôn giáo và linh đạo, bên trong mọi đức tin, có ba điều cần phải nằm ở vị trí trung tâm, là hành đạo đúng hợp, vươn đến người nghèo, và lòng cảm thương. Xét tận cùng, chúng không đối nghịch nhau, nhưng là những mảnh bổ trợ của một lòng đạo toàn diện. Nhưng việc hành đạo và vươn đến người nghèo là sự mở rộng của tình yêu Thiên Chúa chứ không phải của bản ngã con người, chúng cần được căn cứ trên cảm thương, trên lòng thương xót. Sâu thẳm bên trong mọi tôn giáo là một lời mời: Hãy động lòng thương, hãy thương xót như Thiên Chúa thương xót.
3.Nhớ rằng tất cả chúng luôn mãi cần lòng thương xót.
Thiên đàng sẽ nhảy mừng vì một người có tội ăn năn hoán cải hơn là vì chín mươi chín người công chính. Liệu Thiên Chúa yêu mến người có tội hơn là người công chính? Chẳng có ai là công chính. Đúng hơn là, chúng ta cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa rõ ràng hơn khi thú nhận mình là người có tội. Không một ai trong chúng ta đủ tầm. Nhưng, như thánh Phaolô đã không ngừng dạy rằng, chúng ta không cần phải đủ tầm. Đó chính là ý nghĩa của lòng thương xót. Lòng thương xót dành cho những người không xứng đáng.
4.Nhớ rằng, khi được nhận lòng thương xót, chúng ta phải thương xót người khác.
Chúng ta chỉ đón nhận và cảm kích lòng thương xót Chúa và lòng thương xót của người khác, khi chúng ta cũng thực hiện lòng thương xót đó với người khác. Lòng thương xót phải đổ tràn qua chúng ta. Nếu chúng ta không chuyển lòng thương xót đến với người khác, thì chúng ta sẽ trở nên nuông chiều bản thân và khắc nghiệt với người khác.
5.Nhớ rằng chỉ có thực hành lòng thương xót mới cho chúng ta tự do.
Đón nhận và trao đi lòng thương xót, là điều duy nhất giải thoát chúng ta khỏi chiều hướng bẩm tại của mình là mưu cầu bản thân, tự bào chữa cho mình và phán xét người khác. Không có gì giải thoát chúng ta khỏi bạo chúa bản ngã cho bằng thực hành lòng thương xót.
6.Nhớ rằng lòng thương xót không mâu thuẫn với công lý, nhưng là thành toàn cho công lý.
Như hồng y Walter Kasper đã nói rất khôn ngoan, ‘Lòng thương xót là một dạng nước làm mềm vải, xói mòn giáo lý và giới răn, xóa bỏ ý nghĩa trung tâm và nền tảng của chân lý.’ Đây chính là những gì mà người Pharisiêu cáo buộc Chúa Giêsu. Lòng thương xót là khi công lý phải nhường bước.
7.Nhớ rằng chỉ có thực hành lòng thương xót mới làm cho Nước Chúa trị đến.
Chúa Giêsu hứa với chúng ta rằng người hiền lành sẽ thừa hưởng địa cầu, người nghèo sẽ được ăn uống dư dật, và mọi nước mắt sẽ được lau khô. Chuyện này chỉ có thể xảy ra khi lòng thương xót thế chỗ của tư lợi.
8.Nhớ rằng lòng thương xót cần phải được thực hành chung.
Sống lòng thương xót trong đời mình mà thôi, thì không đủ. Lòng thương xót bị đẩy ra ngoài rìa khi xã không để tâm đủ đến những con người yếu đuối hay túng quẫn, và cũng bị đẩy ra rìa khi giáo hội xét đoán. Chúng ta phải tạo một xã hội thương xót và một giáo hội thương xót. Chỉ mình lòng thương xót mới có thể cho người yếu đuối được sống.
9.Nhớ rằng lòng thương xót kêu gọi chúng ta làm việc cả mặt thiêng liêng lẫn vật chất.
Đức tin Kitô giáo đòi buộc chúng ta biểu lộ lòng thương xót song song, vừa cụ thể vừa thiêng liêng. Những việc làm lòng thương xót phần xác kinh điển là: Cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho khách đậu nhà, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng người bệnh, thăm kẻ tù rạc, và chôn cất kẻ chết. Nhưng việc thương xót phần hồn kinh điển là: dạy bảo kẻ mê muội, an ủi kẻ âu lo, răn dạy kẻ có tội, tha kẻ dễ ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Thiên Chúa ban cho chúng ta nhiều ơn khác nhau và tất cả chúng ta đều hơn người khác ở một điểm nào đó, nhưng lòng thương xót thì được biểu lộ trong mỗi một người chúng ta, không chừa một ai.
10.Nhớ rằng cuộc sống của chúng ta là đối thoại giữa lòng thương xót của Thiên Chúa và sự yếu đuối của con người.
Điều duy nhất làm chúng ta xứng đáng là vì chúng ta bất xứng. Chúng ta luôn mãi bất toàn, dù cho có mạnh mẽ, chân thành, thiện ý đến đâu chăng nữa. Chỉ có lòng thương xót, khi đón nhận và trao đi lòng thương xót, chúng ta mới có thể ra khỏi những lo lắng, băn khoăn và vô vị cuộc đời mình. Chỉ khi biết lòng thương xót, chúng ta mới biết tri ân.
Năm 2016 này, Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn tất cả chúng ta sống một năm của lòng thương xót, để suy ngẫm mầu nhiệm lòng thương xót là ‘giếng nước niềm vui, thanh thản và bình an.’ Đức Giáo hoàng tin rằng Lòng thương xót là bí mật để cho thế giới thấy dung nhan đáng tin của Thiên Chúa, gương mặt khả tín của Giáo hội, và để cho chúng ta bước đi vững vàng trong cuộc sống.
Thanh Huyền
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật nơi hang đá Giáng sinh
- Đức Mẹ Maria hiện ra tại Akita – Nhật Bản
- Thứ Tư Lễ Tro 26-2-2020, Ăn Chay – Kiêng Thịt
- Nhiều đoàn lãnh đạo viếng cố Tổng giám mục Phaolô tại nhà thờ Đức Bà
- Thông báo khẩn cảnh báo mức độ иgυу нιểм của dịch viêm đường hô hấp Corona
- Một tháng lương của sơ là bao nhiêu?
- Thuyết tiến hóa của Darwin có tương hợp với Kinh Thánh không?