Bất chấp những đe dọa, cha Paulus Dwiyaminarta, Dòng Chúa Cứu Thế đã đứng lên tranh đấu cho những người bị gạt ra bên lề xã hội.
Trong 20 năm qua, linh mục và cũng là luật sư thuộc Dòng Chúa Cứu Thế ở Indonesia, cha Paulus Dwiyaminarta đã giải quyết hơn 1.000 vụ án bao gồm các vụ án hình sự và dân sự liên quan đến việc tàn phá môi trường, tranh giành đất đai, buôn bán người, bạo lực gia đình và cưỡng ép hôn nhân. Vị linh mục 52 tuổi hiện sống trên đảo Sumba đa số theo Đạo Thiên chúa ở tỉnh Đông Nusa Tenggara.
Trung bình, cha xử lý hơn 100 vụ án mỗi năm với tỷ lệ thành công khá cao. Cha cho biết, các dịch vụ của cha là hoàn toàn miễn phí và cha dành ưu tiên những người bị hạn chế trong việc tiếp cận với công lý.
Khi làm như vậy, cha đã phải đối mặt với những đe dọa từ các cá nhân, hoặc phe nhóm và tổ chức mà cha chống lại hoặc những người ủng hộ họ. Họ đã thay đổi từ đe dọa thể xác đến các chiến dịch bôi nhọ trên các phương tiện truyền thông xã hội để làm mất uy tín của cha.
Thế nhưng cha Dwiyaminarta cho biết điều đó đã khuyến khích cha dũng cảm hơn trong cuộc đấu tranh cho “sự thật, nhân quyền và công lý.”
Cha Dwiyaminarta gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế năm 1988 và được thụ phong linh mục năm 1996. Cha cho biết: “Tôi phục vụ trong lãnh vực luật pháp vì tôi nhận ra rằng điều đó công bố các giá trị trong Tin Mừng cần phải được tuân thủ trong cuộc sống hàng ngày”.
Cha theo học thần học và triết học tại Đại Học Sanata Dharma do Dòng Tên điều hành ở Yogyakarta. Cha cho biết được truyền cảm hứng bởi vị sáng lập Dòng Tu của mình là Thánh Alphonse Liguori, một giám mục người Ý thời thế kỷ 18. Người đã cống hiến cuộc đời mình để công bố Tin Mừng cho những người bị thiệt thòi và bị bỏ quên.
Cha Dwiyaminarta từng theo học luật tại Đại Học Công Giáo Atma Jaya ở Jakarta năm 1999, tốt nghiệp năm 2001, cho biết: “Nhiều người phải đối mặt với sự bất công hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp cận công lý, vì vậy trở thành luật sư dường như là một con đường tự nhiên, đối với tôi”.
Cha nói thê đó là điều mà cha đã quan tâm từ những ngày còn ở lớp giáo lý và là điều mà Giáo Hội khuyến khích nên tích cực tham gia nếu muốn quảng bá các giá trị Phúc Âm.
Ngài nhìn nhận rằng có ít linh mục muốn tham gia vào lãnh vực luật pháp vì hầu hết chỉ thích công bố các giá trị Phúc Âm hơn là thấy các giá trị đó được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Cha Dwiyaminarta hiện là giám đốc của Học Viện Sarnelli, một dịch vụ trợ giúp pháp lý do giáo hội điều hành ở Sumba, được thành lập năm 2009. Cha cho biết: “Ở đâu có bất công, ở đó, Giáo Hội được kêu gọi tham gia và loan báo Tin Mừng”.
Học Viện được đặt theo tên của Chân phước Yanuarius Sarnelli (1702-42), một luật sư người Ý và cũng là một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đến từ Naples, người đã đứng lên vì người nghèo và người vô gia cư ở thành phố.
Cái quyền duy nhất mà Giáo Hội nên tham gia vào các vấn đề pháp lý là khi sự bất công xảy ra và tạo ra một sân khấu thích hợp để trở thành tiếng nói cho những người không có tiếng nói.
Ngài chỉ ra việc cưỡng bức hôn nhân là một ví dụ. Đó là một vấn đề gần như đã trở thành phổ thông ở tỉnh Đông Nusa Tenggara, đến nỗi tình trạng này thường không được báo cáo.
Cha cho biết nhóm của ngài mới chỉ xử lý bốn trường hợp, trong đó chỉ có một trường hợp liên quan đến một thiếu nữ 18 tuổi, dẫn đến việc kết án. Cô gái trốn thoát được sau ba ngày bị giam giữ. Năm người đàn ông thủ phạm đã bị án tù ba năm.
Khi được hỏi điều gì làm cha thất vọng nhất, cha nói: “Đôi khi chúng tôi nhận được những gì có vẻ như là những quyết định không công bằng của tòa án. Tôi lo ngại rằng có thể có những quyền lợi gây ảnh hưởng đến việc khách hàng của chúng tôi không được xét xử công bằng. Tôi nghĩ điều này không được phép xảy ra”.
Ngài cũng cho biết có nhiều trường hợp người dân đành thúc thủ trước quyết định của tòa án mặc dù họ không có tội, hoặc vì họ không hiểu luật pháp hoặc họ bị những người – đáng lý phải bảo vệ họ – làm cho thất vọng.
Cha nói, sự hợp tác tốt hơn – giữa tất cả các yếu tố có liên quan – có thể khắc phục được những vấn đề như vậy. Đồng thời ngài cho biết thêm rằng vấn đề “không chỉ là cho người không có tiếng nói được lên tiếng mà là bảo đảm rằng tiếng nói của họ phải được lắng nghe”.
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Đức Cha GIUSE ĐỖ MẠNH HÙNG được bổ nhiệm làm GIÁM QUẢN TÔNG TÒA TGP.SÀI GÒN
- Ý nghĩa ngày Thứ Bảy Tuần Thánh
- Gia đình truyền giáo
- Tại Sao người Công Giáo ăn Chay Kiêng Thịt Mà Không Kiêng Cá?
- Dấu Thánh
- “Vì lòng mến dân tôi, tôi sẽ không nín lặng”: Ngày tưởng nhớ các nhà truyền giáo tử đạo
- Ý Nghĩa của Tam Nhật Thánh