1-Chiếc xe đạp
Viết lại theo Quốc Dũng
Giáng Sinh vui vẻ !
Ngày 23/12, cô bé Rose ngỏ ý với cha là cô : “thật muốn có một xe đạp hơn mọi thứ khác”. xe đạp tặng cô bé ở thời điểm này đã gây khó khăn cho ông, vì tất cả chuẩn bị “để mọi người “nhận” vào ngày Noel đã hoàn tất … trong tình trạng “ngân khoản cạn kiệt”.
Đêm Noel,
Lúc 21giờ, Rose và các em trai đang cuộn mình trong nệm ấm, thì cha cô lại cặm cụi trong nhà kho vì nghĩ rằng cha mẹ đâu có thể thất hứa với con cái: Ông đã mất gần bốn giờ đồng hồ lấy … đất sét làm thành một chiếc xe đạp nho nhỏ.
Ngày Giáng sinh, Rose mở thùng quà và thấy cái xe đạp bằng đất sét cùng với tấm thiệp. Đọc thiệp rồi cô bé òa khóc: “Không bao giờ con có được xe đạp nào đẹp bằng cái xe cha đã tặng. Cha đã cố gắng để con vui trong ngày lễ. Con đâu biết cha đã không còn tiền. con xin lỗi vì đã vòi vĩnh cha”. Cô bé rất hạnh phúc với món quà.
Bạn ơi,
Đâu phải ai cũng có thể mua được một xe đạp bằng đất sét … như cha cô bé đã tặng. Món quà giá trị không thuần túy ở hoàn cảnh, khả năng tài chính của người tặng … nhất là còn tùy ở “tấm lòng” người đó nữa. Xin bạn luôn nhớ giùm tôi câu này nhé : “Của cho không bằng cách cho ! “
2-Món Quà Giáng Sinh
Hai mươi năm trước.
Nơi cửa phòng lớp năm, Daniel bước vào đời tôi với đôi giày to quá khổ và cái quần rách. Gia đình chú đến đây hái trái thuê theo vụ mùa. Chú đâu biết là mình mới vừa nhập vào một lớp học gồm những trẻ mười tuổi, vốn khá giả, chưa biết mặc áo rách bao giờ. Hai mươi lăm cặp mắt nhìn chú với vẻ nghi ngờ, cho đến giờ chơi bóng chày buổi chiều, khi chú thắng trái đầu tiên thì lớp mới … nể vì đôi chút.
Đến người kế tiếp.
Charles vốn đã mập lại ít chơi thể thao, nên đánh hụt banh tới lần thứ hai trước sự thất vọng của các bạn. Daniel tiến lên và nhẹ nói : “Kệ tụi nó, bồ đánh được mà”. Được động viên, Charles tươi nét mặt và thành công. Từ đó, dù lớp học có vẻ thù nghịch, nhưng Daniel đã âm thầm thay đổi mọi sự … kể cả chính tôi nữa. Chỉ vài tháng sau, chú đã là “trung tâm” : Chỉ cho chúng tôi đủ điều như làm sao biết một trái cây có thể ăn được, hay phải đối xử thế nào cho đúng với người khác.
Lễ Giáng Sinh,
Học trò tặng quà cho tôi, riêng Daniel vẻ mặt bình thản, ghé tai tôi nói nhỏ: “Vụ mùa đã kết thúc. Ngày mai gia đình em lại đi nơi khác rồi”. Hiểu ra, mắt tôi nhòe đi. Chú bé lấy ra một viên đá màu xám, lịch sự đặt trên bàn, nhìn vào mặt tôi và nói: “Em tặng cô. Em đã mài nó rất kỹ”. Ôi, làm sao quên cái khoảng khắc đó ?
3-Viên Đá Nhỏ
Năm tháng trôi qua,
Mỗi dịp Giáng Sinh, con gái tôi thường bắt tôi kể lại chuyện ấy. Câu chuyện luôn được bắt đầu bằng việc bé ngồi vào lòng tôi, tay cầm viên đá nhỏ được mài nhẵn năm xưa. Lời nói đầu của bé bao giờ cũng là: “Lần cuối cùng mẹ gặp Daniel là lúc anh tặng mẹ viên đá này và kể cho mẹ nghe về những thùng trái cây đã hái. Chuyện xảy ra trước khi con sinh ra”. Còn tôi thì kết thúc câu chuyện bằng: “Bây giờ thì anh ấy đã lớn rồi”. Rồi hai mẹ con tôi tự hỏi không biết giờ này Daniel ra sao. Con gái tôi nói: “Con tin anh ấy đã nên người”. Rồi cháu vui vẻ kết: “Hết chuyện !”.
Tôi hiểu ra rằng:
Điều mà con gái tôi muốn nghe … là câu chuyện về tình thương yêu và chăm sóc, lẽ ra phải dành cho người khác, mà cô giáo đã học được nơi một học sinh nghèo, đi làm thuê theo vụ mùa, nhưng có rất nhiều để trao tặng.
Riêng tôi,
Mỗi khi cầm viên đá vốn vẫn nằm trên bàn làm việc, tôi lại nhớ đến Daniel và nhẹ chào: “Chào nhóc. Cô đây. Mong em không còn kiếm sống bằng việc đi hái trái thuê nữa”. Dịp Noel, tôi thường thêm: “Chúc em Giáng Sinh vui vẻ, cho dù em đang ở đâu và làm gì chăng nữa”.
Bạn thân mến,
Với tôi, viên đá nhận được 20 năm trước vẫn là món quà Giáng Sinh giá trị nhất, vì nó là kết tình của chính tình thương mà chúng tôi, một cô giáo và một học trò, dành cho nhau.
4-Chia sẻ
Métro của Paris nổi tiếng nhanh và đúng giờ. Đến Paris ma không đi Métro thì quả là một thiếu sót, nhất là trong những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, để có thể nghe tiếng reo mừng hát của cả trăm ngàn con tim giới trẻ cùng yêu một Chúa, cùng một đức tin … vang lên từng chặng đường hầm.
Tuy toa tàu nào cũng đầy người, nhưng những người hành khất vẫn có thể chen chân. Có một “cụ Tây trắng mù” cùng với con chó từ cuối tòa đi lên, vừa đi vừa chía đĩa thiếc cũ xin tiền các bạn giới trẻ. Cùng lúc ấy, từ đầu toa, một cô bé xanh gầy, có lẽ là dân “đi bụi” cũng ngả nón xin bạn trẻ trợ giúp.
Các bạn trẻ hành hương đã rộng tay giúp đỡ cà hai. Khi hai người gặp nhau, cô bé né sang một bên, kính cẩn nhường chỗ cho cụ già hành khất và con chó. Các bạn trẻ trố mắt nhìn, vì không ngờ giữa xã hội bon chen này, lại tìm được một cô bé ăn xin lễ phép, biết kính người già, nhường kẻ tàn tật. nhưng họ lại còn kinh ngạc hơn: “Cô bé bốc một nắm tiền vừa xin được, chia cho cụ già. cả toa bỗng im lặng … Ồ, cô bé ăn xin mà cũng biết bố thí !
Bạn ơi,
Cô bé đã mở mắt cho các bạn trẻ, không phải bằng lời rao giảng hùng hồn, khôn ngoan, nhưng bằng trái tim mở rộng: ” Tuy có đói rách, nhưng cô đã không để tiền bạc làm mù mắt, không nhìn thấy đồng loại đang khổ đau”.
5-Hộp nụ hôn
Viết lại theo Quốc Dũng
Thời buổi khó khăn,
Người cha đã phạt cô con gái nhỏ vì đã làm mất những tờ giấy gói giá trị. Ông lại khó chịu hơn khi thấy cô bé lấy những tờ giấy ấy gói một cái hộp và đặt dưới cây Noel.
Sáng hôm sau,
Cô trao cái hộp cho ông và nói: “Con tặng ba”. Người cha xấu hổ vì đã quá đáng, nhưng lại giận dữ hơn khi thấy hộp trống rỗng: “Khi tặng một gói quà cho bất kỳ ai, thì phải có thứ gì ở trong đó chứ”. Cô bé nói trong nước mắt: “Có đấy chứ. Con đã đặt vào đấy nhiều nụ hôn lắm. Nó đây mà !”. Biết mình đã quá hấp tấp, người cha ôm chặt cô con gái nhỏ và xin cô tha thứ cho thái độ giận dữ không đáng có của mình.
Thời gian ngắn sau,
Cô bé bị tai nạn giao thông. Người cha đã đặt cái hộp ấy ở đầu giường suốt quãng đời còn lại của mình. Mỗi khi thấy thất vọng hay gặp phải những vấn đề khó khăn, ông lại mở hộp, lấy ra “một nụ hôn ảo” để nhớ cô con gái đã khuất.
Bạn ơi,
Ai cũng có một tài sản quý cho riêng mình, là cái “hộp đựng tình yêu” và những nụ hôn ngọt ngào của gia đình, người thân, bè bạn gởi … Xin đừng quên điều này, và hãy cố gắng sống nó cách trọn vẹn, để những gì ta nhận được hàng ngày không trở nên vô ích.
6-Ông ấy cần tôi
Thanh niên vẻ mặt âu sầu,
Được cô y tá dẫn tới bên giường cùa ông già. Cô nói: “Cụ ơi, con trai cụ tới thăm này !”. Cô phải nhắc lại nhiều lần, bệnh nhân mới mở mắt ra được, dù chỉ thấy lờ mờ người thanh niên đứng ở đầu giường. Ông xiết chặt tay anh như cần một an ủi. Còn anh, suốt đêm, ngồi giữ chặt tay ông, trong khi ông chẳng nói được lời nào. Sáng ra, người bện tắt thở. Anh bùi ngùi đặt đôi tay bất động của ông xuống và đi báo tin cho cô y tá.
Anh tần ngần đứng nhìn cô y tá làm giấy tờ theo thủ tục. Cô ngỏ lời chia buồn thì anh hỏi: “Ông cụ ấy là ai ? Tên là gì ?” Cô ngạc nhiên: “Tôi tưởng ông cụ là cha của anh ?”. Anh trả lời: “Không, tôi chưa gặp ông cụ này bao giờ, Tôi thăm người bạn có lẽ trùng họ giống tên, nên cô lầm và dẫn tôi tới đây”.
Cô kêu lên: “Sao anh không cho tôi biết ngay !”. Anh chậm rãi: “Được biết ông cụ bệnh nặng, khó qua. Hơn nữa, ông lại mong gặp được người con trai. Ông cụ yếu quá, không nhận ra được ai, tôi cảm thấy ông cụ rất cần tôi, nên tôi ở lại … có sao đâu !”.
Bạn ơi.
Có biết bao nhiêu người “cần” ta. Có bao giờ ta đáp ứng, dù họ chẳng một lần ngỏ ý ? Hãy đoán biết nhu cầu của anh em và thỏa mãn, lúc ấy ta sẽ giống như chàng thanh niên “chẳng giống ai” kia. Nên lắm đấy bạn nhỉ ?
7-Nếu Giêsu không đến
Chuyện Noel “Nếu Giê su không đến” kể lại vào buổi sáng Giáng sinh, tại bàn làm việc, một mục sư ngủ mơ thấy ngôi nhà quen thuộc của mình không cây Noel, chẳng hoa đèn và dĩ nhiên không cả Hài Nhi Giêsu. Cả khu vực, chẳng có một nhà thờ và ngay tại thư viện, sách viết về Giêsu hoàn toàn biến mất. Ông mơ là mình đi thăm một bà mẹ đang hấp hối và thấy người con trai khóc tấm tức, ông nói: “Tôi có mang theo điều mà tôi nghĩ là có thể an ủi ông”. Mở Kinh Thánh để đọc vài câu hầu an ủi, nhưng ông chỉ gặp những trang giấy trắng.
Ông lại mơ, ông chủ sự nghi lễ an táng cho bà nhưng … không thể đọc được một lời an ủi nào vì sách lễ không viết về niềm hy vọng sống lại, sự sống vĩnh cửu, thiên đàng … mà chỉ còn lại: “Tro bụi trở về bụi tro”… Ông nghĩ Giêsu đã không bao giờ đến, và trong cơn thát vọng ấy ông nức nở. Bỗng giật mình choàng dậy, vui mừng ông hét lên khi nghe ca đoàn hát: “Hỡi các tín hữu hãy hân hoan đến thờ lạy Chúa Kitô Vua các thiên thần, Người đã sinh ra tại Belem”.
Bạn ơi,
Nhân loại không thể nào loại bỏ Giêsu ra khỏi lịch sử. Dù muốn hay không, Ngài đã đến trong lịch sử ấy ghi vao lịch sử ấy một dấu ấn mãi mãi không mất được. Ngài đến mang hòa bình, hy vọng và niềm vui thật cho con người. Ngài không đến để đẩy lui những giới hạn của kiếp người, để cất bỏ khổ đau, nhưng … chình vì Ngài đã đến, nên dù có giới hạn và chồng chất khổ đau … cuộc sống con người đã có ý nghĩa hơn.
8-Đôi giày cho Hài Nhi Giêsu
Còn năm ngày nữa là đến lễ Giáng Sinh, xe cộ chật ních ngoài bãi xe trung tâm thương mại, trong siêu thị người ta chen nhau mua sắm. Chân mỏi rã rời, đầu nóng bừng bừng … vì tôi có cả một danh sách dài những người cần tặng quà. Tôi biết dù không thiếu gì nhưng họ sẽ bị tổn thương nếu không nhận được quà của tôi. Cuối cùng tôi cũng tìm được tất cả những gì mình cần mua.
Đợi xếp hàng trả tiền trước tôi là hai đứa bé, bé trai khoảng mười và bé gái cỡ năm tuổi. Cậu bé trai mặc cái quần Jean cũn cỡn, đôi giày rộng và thủng nhiều lỗ, tay cầm mấy tờ giấy bạc nhàu nát. Đứa bé gái cũng chẳng hơn thằng anh nhưng tay lại cầm đôi giày màu vàng thật đẹp. Đến lượt trả tiền, cô bé gái cẩn thận đặt đôi giày lên quầy như thể đó là một kho tàng.
Biết đôi giày giá sáu đồng, cậu bé trai đếm lại tiền, cả những đồng xu trong túi, nhưng tất cả chỉ có ba đồng thôi. Nó buồn bã nhìn em gái rồi nói:”Không đủ tiền em ạ, mai mình sẽ trở lại”. Đứa em gái bật khóc rồi mếu máo: “Nhưng Chúa Giêsu thích đôi giày này mà !”. Thằng anh năn nỉ: “Anh sẽ làm thêm, đừng khóc nữa, mai ta trở lại”.
Nghĩ rằng sự chờ đợi của hai đứa trẻ đáng được thưởng, và dù sao mỗi năm cũng chỉ có một Lễ Giáng Sinh … tôi bèn đưa cho người thu ngân ba đồng.
Thình lình vòng tay nhỏ ôm lấy tôi và có tiếng thì thào: “Cháu cám ơn ông”. Tôi hỏi lại: “Sao cháu biết Chúa Giêsu thích đôi giày này ?” Cậu anh đáp: “Mẹ cháu đau nặng, sắp về trời. Ba cháu nói mẹ sẽ đi trước Lễ Giáng Sinh ở với Chúa Giêsu”. Đứa bé gái chen vào : “Thày dạy giáo lý của cháu bảo con đường dẫn về trời được lát bằng vàng như đôi giày này. Mẹ cháu sẽ đẹp biết chừng nào nếu được đi trên con đường như thế”.
Xót xa khuôn mặt đẫm nước mắt của cô bé, tôi thầm cảm tạ Chúa đã gởi hai thiên thần nhỏ này đến nhắc tôi về tinh thần trao ban, tôi nói: “Chắc chắn mẹ cháu sẽ đẹp lắm”.
Giáng Sinh là trao ban !
Nhưng dĩ nhiên không chỉ là gởi một tấm thiệp, tặng một món quà, mà chính là trao ban tấm lòng của mình như Chúa Giêsu đã tự trao hiến cho nhân loại. Thiếu tình thương thì mọi quà tặng đều vô nghĩa, trống rỗng.
Trao ban thật là trao ban cho đến khi cảm thấy bị hư hao, mất mát. Để trao ban được như thế, phải ra khỏi bản thân đến độ quên mình, vô vị lợi và không mong sự đáp trả nào.
Bạn ơi, bạn nghĩ sao đây ?
maria.org
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Hang Đá Đức Mẹ Ở Bệnh Viện Chợ Rẫy và Các Nhân Chứng Được Ơn Đức Mẹ
- Từ cầu thủ bóng đá giải Ngoại hạng Anh trở thành Tu sĩ Linh mục Dòng Đaminh
- Người dám tự xưng là Chúa xuống thế lần thứ hai phải quỳ xin ℓỗι vì đưa coronavirus vào Nam Hàn
- Sức mạnh bị lãng quên của Muối thánh
- Nữ Giám mục Anh giáo đầu tiên ở Canada
- Đọc báo cũ: Hoàng hậu của xứ Annam, một người theo đạo Công giáo
- Xin cầu nguyện cho em, em đã từ trần trên chuyến xe conteiner tại Anh