Những chi tiết nhỏ làm cho nhà thờ trở nên khác biệt và hiệp nhất, những điều mà bạn không nên làm ở đó nhưng có thể làm ở bất cứ đâu nếu bạn muốn.
– Đừng đi trễ. Hãy nhớ Thiên Chúa luôn chờ đợi bạn để đong đầy tình yêu của Người trong bạn, để nói với bạn, và để tha thứ cho bạn.
– Đừng ăn mặc không phù hợp. Hãy ý tứ, vì danh dự của chính mình, và vì tôn trọng cả người khác.
– Đừng vào nhà thờ mà không chào Chúa. Khi đến nhà thờ, hãy làm dấu Thánh Giá. Thiên Chúa đang thực sự ở đó, Người vui mừng khi gặp bạn. Hãy cảm ơn Người đã mời bạn đến.
– Đừng cảm thấy uể oải khi phải cúi mình hay bái quỳ. Khi đi ngang trước bàn thờ, hãy cúi chào, vì bàn thờ là hình ảnh của Đức Kitô. Khi đi ngang nhà tạm, hãy bái quỳ, vì Đức Kitô đang ở trong đó.
– Đừng nhai kẹo cao su, ăn hay uống bất cứ gì khi đang trong Thánh lễ. Chỉ nước lã là chấp nhận được nếu sức khoẻ đòi hỏi.
– Đừng vươn vai hay ngồi nhoài trên ghế tựa. Tư thế của bạn thể hiện rõ thái độ của bạn trước Chúa.
– Đừng làm dấu Thánh giá “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” trước khi nghe Tin Mừng. Chỉ làm ba dấu Thánh giá nhỏ trên trán, trên miệng và trên ngực, để cầu xin Lời Chúa ở lại trong tư tưởng, trong lời nói và trong con tim mình.
– Tuyệt đối đừng bao giờ ngồi khi đang linh mục truyền phép. Nếu bạn không quỳ nổi, hãy đứng lên. Cử chỉ và thái độ của bạn khi truyền phép phải thể hiện sự cung kính và tôn thờ của bạn trước Chúa Giêsu đang hiện diện rất thật trong Thánh Thể trên bàn thờ.
– Hãy cầu nguyện thầm trước Chúa Thánh Thể khi linh mục truyền phép. Nhiều người đọc thành tiếng lời nguyện “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” của Thánh Tôma Tông Đồ. Nhưng ta nên ý tứ đọc thật nhỏ để khỏi làm phiền người khác.
– Đừng đọc thành tiếng “Chính nhờ Người, với Người và trong Người” (Kinh nguyện Thánh Thể). Đó là lời kinh chỉ một mình linh mục dâng lễ đọc mà thôi.
– Đừng rời khỏi chỗ và đi xung quanh để chúc bình an. Hãy chỉ chúc bình an những ai đứng trong cùng bàn với bạn và những người ở trước mặt hay sau lưng thôi.
– Nếu bạn thật sự chưa nhịn ăn đủ 1 giờ hoặc không sống trong tình trạng ân sủng, đừng rước lễ.
– Đừng nhất định đòi rước lễ từ tay linh mục mới chịu. Chúa Giêsu hiện diện thật sự và đầy đủ trong mọi Bánh Thánh, không phụ thuộc chuyện người cho rước lễ là linh mục hay một thừa tác viên phụ thêm nào khác được uỷ nhiệm.
– Sau khi rước lễ, đừng nói chuyện với ai hết. Hãy về chỗ hay đi ra riêng và nói chuyện với một mình Chúa mà thôi. Nếu bạn không lên rước lễ, hãy rước lễ cách thiêng liêng và hãy thưa chuyện với Chúa y như đã rước lễ vậy.
– Hãy tắt điện thoại. Đừng nhắn tin hay nói chuyện với ai trên điện thoại trong suốt Thánh lễ, điều đó làm phiền chính bạn lẫn người xung quanh. Hãy chú tâm vào một mình Chúa, Đấng vẫn đang rất chú tâm vào bạn.
– Hãy giữ con cái bên cạnh bạn, đừng để chạy lung tung. Hãy dạy chúng tận hưởng thời gian ở trong nhà Cha.
– Đừng rời nhà thờ trước khi hết lễ. Đừng bỏ rơi phép lành cuối lễ, linh mục ban cho bạn nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, để bạn đi làm chứng nhân cho Ba Ngôi Thiên Chúa trong thế giới. Hãy ra khỏi nhà thờ với ý tưởng mới, được Chúa gợi hứng, để xây dựng triều đại tình thương của Người.
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Ý Nghĩa Mầu Nhiệm Chúa Phục Sinh
- Thông báo khẩn cảnh báo mức độ иgυу нιểм của dịch viêm đường hô hấp Corona
- Phỏng vấn Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh về Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang
- Gia đình truyền giáo
- Phép ℓạ: Hình ảnh Đức Mẹ khắc trên thân cây vẫn còn nguyên vẹn sau đáм cнáу
- Người dân Anh thắp nến cầu nguyện cho 39 nạи nhân được về bên Chúa
- Tin Vui : Chính thức các hoạt độиg Tôn Giáo trở lại bình thường