Tro đã có truyền thống lâu đời trong Hội Thánh Công Giáo, nó được tìm thấy nguồn gốc từ Cựu Ước.
Thứ Tư Lễ Tro trong nghi thức Roma của Hội Thánh Công Giáo được tập trung không phải là sự ngạc nhiên, mà sự tập trung vào nghi thức xức tro của tất cả các tín hữu khi đi tham dự thánh Lễ hay cầu nguyện. Nó là sự tưởng nhớ rút ngọn, nhưng lại giầu ý nghĩa biểu tượng mà đôi khi chúng ta quên mất.
Trước hết: tro được tạo ra khi đốt các cành lá trong Lễ Lá năm trước của giáo xứ. Nó được kéo dài từ đầu cho đến hết Mùa chay, khi chúng ta tưởng nhớ cuộc khổ nạn, sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Đó là sự bắt đầu của ơn cứu Độ với cuộc khổ hình thập giá của Đức Kito.
Thứ hai: Lời nguyện của linh mục nhấn mạnh đến việc xức tro trên trán của từng người, nó có nghĩa là hãy nhớ thân phận phải chết của chúng ta, đó là hậu quả nguyên tội của Adam và Eva. Lời nguyện “hãy nhớ chúng ta là bụi đất, chúng ta sẽ trở về bụi đất”, nó được lấy ra từ sách Sáng Thế khi Thiên Chúa phán bảo với Adam và Eva khi hai ông bà ăn trái cây biết lành biết dữ.
“Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.”(St 3:19)
Adam và Eva đã bị đuổi ra khỏi vườn Eden và không bao giờ được phép quay trở lại.
Hơn nữa, tro còn được dùng như là dấu hiệu biểu tượng cho việc hối cải trong sách Cựu Ước để kêu xin Thiên Chúa xót thương. Trong sách Giuđitha có nói: “Hết mọi người nam trong dân Israel cùng với vợ con cư ngụ ở Gierusalem đều phủ phục trước Đền Thờ, rắc tro lên đầu, mặc áo vải thô ra trước nhan Đức Chúa.” (Gdt 4:11) và tiếp theo (Gdt 4:13) có nói: “Đức Chúa lắng nghe tiếng họ kêu cầu và đoái nhìn cơn khốn quẫn của họ.’’
Đặc biệt nhất là khi ngôn sứ Giona công bố cho thành Ninive ,”Tin báo đến cho vua Ninive; vua rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác áo vải thô, và ngồi trên tro.” (Gon 3:6)
Cũng vậy khi mọi người được xức tro, họ sám hối tội lỗi của họ, họ kêu cầu Thiên Chúa xót thương, Thiên chúa đã nghe tiếng họ khóc than và cứu họ khỏi hố diệt vong.
Xức tro vì sao lại là biểu hiện của sự sám hối, trong nghi thức Roma, lời được nói khi xức tro đó là mệnh lệnh của Chúa Giêsu : “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”
Như Thánh giáo Hoàng Gioan II cũng tóm tắt ý nghĩa sâu xa sau chút tro tàn:
“Ôi Lạy Chúa, Ngài tạo nên con với một quả tim trong sạch, đừng lấy khỏi thân con Thần khí thánh của ngài”. Chúng ta nghe thấy lời cầu xin đó vang vọng trong trái tim của chúng ta, trong lúc này đây, chúng ta đang đến gần bàn thờ Chúa để lãnh nhận tro trên đầu cùng với tất cả các truyền thống cổ xưa. Hành động đó được đổ đầy tràn Thần Khí và là một dấu chỉ đặc biệt của việc đổi mới từ bên trong. Thông qua những nghi thức phụng vụ đơn giản như thế, nhưng rất thâm sâu và ý nghĩa bởi vì đó thể hiện ý nghĩa của ơn Cứu độ: cũng từ đó Giáo hội nhắc nhớ chúng ta là những con người tội lỗi yếu đuối đứng trước sức mạnh của ma quỷ, của sự dữ. và Đặc biệt kêu gọi chúng ta hết thảy hãy tin tưởng vào quyền năng cao cả của Thiên Chúa.”
Tro rất giầu ý nghĩa biểu tượng trong giáo hội Công Giáo, nó nối kết chúng ta với truyền thống lâu đời trong Kinh Thánh, khi con người kêu khóc thống hối thì Thiên Chúa xót thương. Hãy thể hiện cho Ngài thấy những đổi mới nội tâm của chúng ta qua những dấu chỉ bề ngoài.
Vũ Tuấn, C.Ss.R, dịch từ aleteia.org
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Tin vui: Giáo phận Hải Phòng chính thức nhận lại Tiểu Chủng viện Ba Đông
- Các giáo hội Á Châu ra chỉ thị phòng ngừa lây nhiễm coronavirus
- Sau 250 năm đón nhận Tin Mừng, một ngôi làng ở Bangladesh có linh mục đầu tiên
- Ngoại Đạo Yêu Công Giáo – Lạ Lắm Đúng Không ? ( Phần 1 )
- Ý nghĩa ngày Thứ Bảy Tuần Thánh
- Kinh cầu Đức Mẹ trong cơn đại dịcн do Đức Thánh Cha Phanxicô soạn
- Xin Đừng Bỏ Rơi Con Lúc Tuổi Già