Tại sao tự do tôn giáo niềm tin quan trọng? (2)

2 Tại sao TDTGNT quan trọng?

Khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt, một trong những động lực chính thúc đẩy sự hình thành Liên Hiệp Quốc, hình dung ra một thế giới trong đó các quốc gia chung sống hòa bình với nhau, ông nhấn mạnh bốn quyền tự do cơ bản: ngôn luận, niềm tin, không thiếu thốn, không lo sợ.6 Tự do tư tưởng, lương tâm, và niềm tin, thường hay được gọi là quyền tự do tôn giáo hay niềm tin (TDTGNT), được nhiều người xem là một trong những nền tảng của xã hội dân chủ.7

Mọi hạn chế không chính đáng* đối với việc thực thi tôn giáo và sự đàn áp vì lý do tôn giáo hay niềm tin ảnh hưởng mọi nhóm tôn giáo, kể cả người vô thần* và người theo chủ nghĩa bất khả tri*, và điều này xảy ra ở mọi nơi trên thế giới.8 39% các quốc gia trên thế giới áp dụng các hạn chế gắt gao hay rất gắt gao đối với tôn giáo. Bởi vì một số trong các quốc gia này rất đông dân, 77% dân số thế giới sống trong quốc gia có hạn chế tôn giáo gắt gao hay rất gắt gao,9 và đa số các hạn chế nhắm vào những cộng đồng tôn giáo thiểu số nào mà đa số cho là mối đe dọa kinh tế, văn hóa, hay chính trị.

TDTGNT quan trọng vì nhiều lý do như được tóm tắt dưới đây:

  • TDTGNT tự thân nó là quan trọng vì nó cho cá nhân quyền tự đi tìm niềm tin của mình, và thể hiện và biểu tỏ niềm tin này. Tôn giáo gồm phần giáo điều và phần thực thi, nhưng trong nhiều quốc gia và cộng đồng trên thế giới, tôn giáo còn mang ý nghĩa về bản sắc và sự cảm nhận mình là thành viên của một tậpthể.
  • Vi phạm TDTGNT gắn liền với và đe dọa nhiều quyền dân sự và chính trị khác, như quyền sống, riêng tư, hội họp, và phát biểu, cũng như quyền xã hội, kinh tế, và văn hóa. Mức độ tôn trọng TDTGNT thường là chỉ dấu của tình trạng nhân quyền tổng quát tại một quốc gia. Khi không gian cho sự biểu tỏ tôn giáo bị giới hạn, tự do ngôn luận cũng sẽ bị giới hạn. Các tù nhân tôn giáo thường hay bị vi phạm quyền được xét xử công bằng. Phụ nữ, trẻ em, người lao động nhập cư và người tị nạn đặc biệt dễ bị vi phạm về TDT- GNT. Sự kỳ thị dựa trên căn bản tôn giáo ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận phúc lợi xã hội và kinh tế, và có thể góp phần vào sự bất mãn gây bất ổn xã hội. Do đó, hoạt động cho tự do tôn giáo phát huy nhân quyền nói chung, điều đem lại công ích cho tất cả mọi người.10

    1. Dân chủ hóa* và xã hội dân sự*: Xã hội dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc buộc các giới chức thẩm quyền phải chịu trách nhiệm giải trình và trong việc
      tạo thế đối trọng đối với thế lực cầm quyền. Tình trạng thiếu tự do tôn giáo giảm khả năng cho người dân thành lập các nhóm xã hội dân sự và trở thành những tácnhân cho sự thay đổi. Các phong trào dựa trên cơ sở tín ngưỡng tạo điều kiện tuyệt vời để người dân tổ chức lực lượng ở cấp cơ sở và trở nên các nhân tố quan trọng cho tiến trình dân chủ hóa và xóa đói giảm nghèo. Các chính phủ độc tài* lo sợ trước tiềm năng này và cố sức hạn chế xã hội dân sự và sức ảnh hưởng của nó bằng cách giảm thiểu và giới hạn tự do tôn giáo. Khi chính quyền thực thi đúng trách nhiệm và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, điều này có thể đóng góp cho tiến trình dân chủ hóa và một xã hội dân sự vững mạnh.11
    2. An sinh và ổn định kinh tế xã hội: Theo nghiên cứu 7cho thấy, có mối tương quan mạnh giữa TDTGNT và
      sự phát triển kinh tế của một quốc gia và an sinh kinh tế
      xã hội của người dân.12 Sự hạn chế cao độ về TDTGNT tương quan mạnh với:– Kinh tế: Các quốc gia hạn chế cao độ TDTGNT thường có tổng sản lượng quốc nội* (GDP) thấp hơn và chỉ số của LHQ về phát triển nhân bản* (HDI) thấp hơn.

      – Tình trạng kinh tế xã hội của phụ nữ: Phụ nữ sống ở các quốc gia hạn chế cao độ TDTGNT thường ít tham gia vào quốc hội, các ngành chuyên môn, và trung học. Hậu quả là những phụ nữ này cũng có thu nhập ước lượng thấp hơn phụ nữ sống tại các quốc gia ít/không hạn chế TDTGNT.

      – Sức khỏe: Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong và trẻ em thiếu cân tại các quốc gia hạn chế cao độ TDT- GNT thường cao hơn tại các quốc gia ít/không hạn chế TDTGNT.

      – Xung đột bạo lực và chi phí quân sự cao: Ở nhiều nước, sự đa nguyên tôn giáo và sự đa
      văn hóa thường bị cho là mối đe dọa tiềm tàng. Nhiều chính phủ cố hạn chế tự do tôn giáo nhằm duy trì sự hòa hợp quốc gia, an ninh và trật tự. Tuy nhiên, phân tích thống kê cho thấy chính sự hạn chế và các quy định của chính phủ về tôn giáo, chứ không phải là số tôn giáo tại một quốc gia, giải thích cho sự xung đột và đàn áp tôn giáo. Khi chính quyền kỳ thị trên căn bản tôn giáo và không trừng phạt kẻ vi phạm, điều này hợp thức hóa và biện hộ cho bạo lực bởi các tác nhân khác trong xã hội. Điều này có thể dẫn đến việc chính quyền ban hành thêm nhiều quy định hơn nữa để điều tiết những căng thẳng xã hội có bạo lực, và do đó tạo điều kiện cho sự gia tăng đàn áp. Kết cục là một vòng lẩn quẩn của những quy định và sự đàn áp. Ngược lại, TDTGNT tạo điều kiện cho các nhóm tôn giáo sống chung trong hòa bình.1

      Do đó TDTGNT không chỉ là quyền cá nhân cơ bản mà còn có tác dụng quan trọng lên tình trạng dân chủ và kinh tế của một quốc gia, an sinh của công dân, và sự ổn định và hòa bình giữa các cư dân. Không quan tâm tới tự do này có thể dẫn tới những hậu quả sâu rộng và nghiêm trọng cả trên bình diện quốc gia lẫn thế giới. Thành ra, TDT- GNT có tầm quan trọng lớn đối với mọi người, cho dù có theo hay không theo tôn giáo nào.

      Liên Minh Quốc Tế Stefanus

      Đọc thêm:

      1. Tự do tôn giáo hay niềm tin cho mọi người (1)

Đánh giá bài viết
Đánh giá bài viết