Ủng hộ ‘gà nhà’ vốn là một truyền thống ‘thánh thiện’ đáng được duy trì.
Cho nên hãng thông tấn Công Giáo CNA cuả Hoa Kỳ vừa đặt ra một câu hỏi cho người Công Giáo Mỹ, đó là, vào Chúa Nhật này, Pháp và Croatia sẽ tranh nhau giải vô địch túc cầu thế giới 2018. Tuy hầu hết người Công Giáo Hoa Kỳ không quen thuộc với môn bóng này cho bắng môn bóng bầu dục, nhưng nhiều người cũng sẽ theo dõi cùng với hơn 3 tỷ người trên thế giới.
Vậy thì người Công Giáo Hoa Kỳ nên ủng hộ nước nào đây?
Có lẽ câu hỏi trên cũng nên đăt ra cho người Công Giáo VN, vốn sẵn ham chuộng môn túc cầu, mà theo truyền thống thì chúng ta lại thường ủng hộ ‘gà nhà’ một cách ‘quyết liệt’.
Trong hai nước Pháp và Croatia, cả hai đều là nước Công Giáo cả, người Công Giáo VN đương nhiên phải đặt thêm một câu hỏi căn bản nữa, đó là ai Công Giáo hơn ai?
Để trả lời câu hỏi trên một cách công minh, chúng ta hãy so sánh cái tính Công Giáo cuả họ xuyên qua lịch sử và văn hóa:
Nguồn gốc Công Giáo
Croatia:
Trong thời gian Chúa Giêsu sống ở Palestine thì Croatia nằm trong Bán đảo Balkan, là một tỉnh cuả Đế chế La Mã, được gọi là Dalmatia, còn gọi là Illyricum theo tiếng Hy Lạp.
Vào thời điểm đó thì đã có người Do Thái sống ở đây. Một số thành viên của cộng đồng Do Thái đã trở thành Kitô hữu trong thời kỳ đầu tiên, và khu vực này được nhắc đến trong bức thư thứ hai của Thánh Phaolô gửi cho Timothy, và theo thánh truyền thì Titus, một đệ tử của Thánh Phaolô, đã đến ở Dalmatia, và có thể đã chết ở đó.
Một số truyền thống cũ cũng cho rằng Thánh Phaolô có thể đã đến Dalmatia, vì Ngài có viết trong Thư gửi cho người La Mã là đi thăm “Illyricum”, nhưng có lẽ vùng Illyricum mà ngài đề cập có thể là một phần khác, thuộc Hy Lạp, gần nước Albania ngày nay.
Người Croatia ngày nay là những người di cư đến vùng Dalmatian vào thế kỷ thứ 6, mang theo tôn giáo của bộ tộc cuả họ, cho đến khi những nhà truyền giáo Byzantine và các thầy tu Benedictine từ Pháp truyền đạo Công Giáo cho họ. Vào thế kỷ thứ 9, người Croatia có thể được coi là toàn tòng Kitô hữu, và giới quý tộc Croatia cũng bắt đầu cam kết trung thành với ngôi toà giáo hoàng.
Pháp:
Pháp thường được gọi là “trưởng nữ của Giáo Hội,” vì lịch sử lâu dài của đạo Công Giáo ở đó.
Có nhiều truyền thuyết kết nối nước Pháp với những nhân vật Tân Ước. Thí dụ như ba nhân vật Lazarus, Mary và Martha đã bị lưu đày khỏi Israel và đi bằng thuyền đến bờ biển của Pháp. Một truyền thuyết khác nói rằng Lazarus là giám mục đầu tiên của Marseille. Lại có truyền thuyết nói rằng Mary Madeleine, em gái của Lazarus, đã sống 40 năm trong một hang động ở Provence – loại bánh quy madeleine nổi tiếng của Pháp là một sản phẩm đặt tên theo thánh Mary Madeleine.
Nhưng bút tích chính thức của Giáo hội Pháp thì bắt đầu vào thế kỷ thứ 2, với ghi chép về 48 vị tử đạo, trong đó có Đức Giám Mục Lugdunum, bị giết ở Lyon, thuộc tỉnh Gaul của La Mã.
Hầu hết người Pháp coi Vua Clovis I là người sáng lập ra nước Pháp. Clovis chuyển đạo sang Công Giáo, được rửa tội vào ngày Giáng sinh năm 496 bởi Thánh Remy. Việc vua Clovis rửa tội được coi là điểm khởi đầu của Kitô giáo ở phương Tây.
Điểm:
Như vậy về lịch sử, thì hai nước Pháp và Croatia có những điểm cân bằng nhau, một đằng được ghi chép trong thánh kinh, đằng khác thì được mệnh danh là trưởng nữ cuả toàn thể Giáo Hội.
Hãy ghi điểm là 1-1.
Vậy chúng ta phải coi thêm một tiết mục khác, đó là xem nước nào thánh thiên hơn ai?
Croatia:
Vị thánh bảo trợ của Croatia là thánh Giuse. Không thể có thánh quan thày nào mà bằng thánh Giuse được phải không? Trừ phi vị thánh bảo trợ của bạn là Đức Mẹ Maria. Vị thánh bảo trợ của Pháp là Đức Trinh Nữ Maria!
Thánh Jerome sinh ra ở Dalmatia. Th. Marko Krizin, một linh mục nổi danh trong cuộc phản công phong trào thệ phản, và thánh Leopold Mandic, dòng Phan Sinh khó nghèo. Thánh Nicholas Tavelic dòng Phan Sinh cũng là người Croatia, tử đạo năm 1391 cùng với 3 người bạn đồng hành tại Jerusalem vì không chuyển sang đạo Hồi.
Năm 2003, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cung hiến một thánh đường cho các liệt sĩ người Croatia, là những người lính đã bị lực lượng Ottoman xâm lược tàn sát vào thế kỷ 15. Hàng trăm ngàn người Croatia đã chết vì đạo và khủng bố, vì danh Chúa Giêsu Kitô.
Pháp:
Pháp có rất nhiều vị thánh nổi danh như Thánh Jeane d’Arc, Th. Gioan Vianney. Th. Therese de Lisieux. Th. Remy. Th. Denis. Th. Piere Faber. Th. Isaac Jogues. Th. Louis IX. Thánh Vincent de Paul. Đó chỉ là một số ‘Sơ Sơ’ mà thôi.
…Vậy thì nếu so sánh các thánh với nhau, mục này Pháp thắng là cái chắc, dẫn tới điểm 2-1.
Nhà thờ
Croatia:
Croatia có nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời thật hoành tráng. Nhà thờ kiểu gothic được xây dựng vào những năm 1200 và được tái tạo vào những năm 1880. Ngày nay người ta vẫn còn thấy nhiều di tích thành quách xây dựng vào những năm 1400 ở xung quanh nhà thờ để chống quân xâm lược Ottoman. Những thành quách đó cũng lại ngăn cản được người Ottoman trong một cuộc xâm lăng khác 200 năm sau đó. Ngôi nhà thờ ở Zagreb cũng đã đứng vững sau một trận động đất. Đó là một viên ngọc quí cho toàn thể Giáo hội.
Pháp:
Nhà thờ ở Chartres được coi là điểm cao của nghệ thuật và kiến trúc Gothic. Kính màu thì nổi tiếng thế giới. Được bắt chước trên khắp thế giới. Được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ mười hai, và được khôi phục lại nhiều lần. Trong Thế chiến II, một đại tá Mỹ đã lẻn vào phía sau hàng tuyến cuả Đức để giữ cho nhà thờ không bị quân Đức chiếm đóng. Và sự nghiệp anh hùng này đã giúp cho ngôi nhà thờ không bị đồng minh đánh bom.
Điểm:
Nhà thờ Chartres nổi tiếng vì được coi là tuyệt điểm cuả nền kiến trúc châu Âu, nhưng nhà thờ ở Zagreb thì đáng giá hơn vì đã ngăn cản đế quốc Ottoman không lan tràn qua Âu Châu. Cho nên tới đây hai bên lại hoà nhau ở điểm 2-2.
Kết luận:
Để kết luận, chúng ta phải ủng hộ đội nào? “Trưởng Nữ của Giáo hội”, hay là đội banh có vị huấn luyện viên luôn luôn lần chuỗi Mân Côi ?
Thôi thì hãy ném một đồng xu để mà chọn vậy nhá!
Biển Đức Phan Anh
Nguồn: vietcatholic.net
Tựa bài ban biên tập có chỉnh sửa
https://www.catholicnewsagency.com/news/france-vs-croatia-a-catholic-world-cup-breakdown-20465
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Tin vui: Вệин nhân đầu tiên trên thế giới thử nghiệm thành công thuốc trị vi’rus Corona chủng mới
- Lúa mì và hoa mồng gà
- Nhà thờ Bùi Chu 134 năm tuổi sẽ bị đập bỏ
- Tất niên đón xuân Mậu Tuất 2018 tại Tổng Giáo phận Hà Nội
- Cha Long – Một Con Người Phi Thường
- Khi một linh mục bị huyền chức
- Research Shows That the Clothes You Wear Actually Change the Way You Perform