Nến Phục Sinh
Nến Phục sinh là một biểu tượng chính trong mùa phục sinh, dẫn chúng ta ra khỏi sự tăm tối và đưa chúng ta đến việc cử hành trọng thể trong đêm vọng phục sinh.
Đốt nến Phục sinh có truyền thống xuất phát từ Roma cổ đại gọi là “đốt đèn”.
Vào thời trung cổ, Nến Phục Sinh được đốt lên trong lúc cử hành Nghi thức Làm Phép Lửa như là sự hiện diện của chính Chúa Giêsu Phục Sinh đang ở giữa chúng ta.
Vào đêm Vọng Phục Sinh, sau nghi thức làm Phép Lửa xong, Nến Phục Sinh cháy sáng được rước vào nhà thờ nhúng vào nước để làm Phép Nước, sau đó Tân Tòng được Rửa tội bằng Nước Phép này.
Cây nến sẽ được trang trí bằng những mẫu tự Hy Lạp: Alpha và Omega (có nghĩa là “chữ đầu” và “chữ cuối”trong bảng mẫu tự Hy Lạp), tượng trưng cho Chúa Kitô là đầu và là cuối (là nguyên thủy và cùng đích) của tất cả mọi tạo vật. Nến cũng được đánh dấu theo năm hiện tại.
Cây Nến Phục Sinh này thắp sáng trong các Thánh Lễ suốt Mùa Phục Sinh và sẽ được dùng trong suốt năm phụng vụ. Nến Phục Sinh này sẽ được đốt lên vào mỗi dịp có Rửa tội và trong Thánh Lễ An Táng.
Đối với các giáo xứ lớn có đông giáo dân, thường thì Cha xứ chọn mua Cây Nến Phục Sinh to và dài hơn thường lệ, để hy vọng dùng đủ cho cả năm không bị cháy hết.
“mọi người hãy ăn chay 40 ngày trong mùa chay”, nhưng Giáo Hội sơ khai khuyên nhủ, “đừng ai ăn chay trong 50 ngày Mùa Phục Sinh”. Tiếng Anh có câu “40 days fast and 50 days feast” (có 40 ngày ăn chay nhưng có 50 ngày ăn mừng).
Mùa Phục Sinh là mùa đẹp nhất và cổ xưa nhất trong Giáo Hội. Trong 50 ngày kế tiếp, bài Phúc Âm sẽ nói về việc tìm Ngôi Mộ Trống….Chúa Giêsu sống lại hiện ra với các Tông Đồ trong phòng đóng kín… và tại bờ biển Taberia.
Cây Nến Phục Sinh dẫn chúng ta ra khỏi bóng tối và bước vào niềm vui Mùa Phục Sinh- một biểu tượng chính trong suốt 50 ngày của Mùa Phục Sinh. Nhưng có một “ngọn lửa” chúng ta cần phải sống trong những ngày kế tiếp và gìn giữ cho đến ngày gặp gỡ Chúa Kitô sau khi trút hơi thở- đó là ngọn lửa của việc cầu nguyện hằng ngày.
Để làm được những đều này cần phải có những quyết tâm, những dấn thân và sự khổ công tập luyện thực sự, như có lời chép, “Thao trường đẫm mồ hôi chiến trường bớt đổ máu.”
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Tiểu sử 7 vị Chân Phước được tuyên thánh ngày Chúa Nhật 14/10/2018
- Tolle, lege- Hãy cầm lấy và đọc
- Hai quyển sách nói lên tầm cao cả của Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
- “Hội Thánh Đức Chúa Trời ” KHÔNG PHẢI ĐẠO CÔNG GIÁO
- Thiên thần bản mệnh được ban cho chúng ta khi nào?
- Thuyết tiến hóa của Darwin có tương hợp với Kinh Thánh không?
- 41 đôi hôn nhân giáo xứ Mạo Khê hân hoan kỷ niệm ngày thành hôn