Chúa Thánh Thần đã được trao ban cho chúng ta như một quà tặng, nhưng ít người trong chúng ta lựa chọn để sử dụng món quà ấy. Đôi khi vì thiếu đi sự hiểu biết về những quà tặng này, nhưng lắm khi chỉ vì lãng quên.
Chúa Thánh Thần không chỉ hiện hữu thời cổ xưa hay không rõ ràng. Ngài ở đây để truyền sức mạnh, soi sáng và hướng dẫn chúng ta hầu chúng ta có thể sống Đức tin của mình mỗi ngày trên trần gian này. Hãy dành thời gian để đọc ngang qua những tình huống mà chúng tôi kể ra đây để khi bạn phải đối diện với những hoàn cảnh ấy trong đời sống riêng của mình bạn sẽ biết phải cầu nguyện với Chúa Thánh Thần như thế nào.
Chúng tôi đưa ra 7 ví dụ về những thời điểm mà bạn có thể kêu xin Chúa Thánh Thần để Ngài giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
1.Món quà của sự hiểu biết
Với ơn hiểu biết, chúng ta dần nhận biết về giá trị đích thực của thụ tạo trong mối tương quan với Đấng Tạo Hoá. Đây là điều quan trọng cho mọi thời điểm khi mà chúng ta được bao trùm bởi vẻ đẹp, nhưng chúng ta không nghĩ về bất kỳ điều gì khác ngoại trừ chính mình. Điểm thách đố là liệu chúng ta có kinh nghiệm được kỳ công, có thể để cho mình được ngạc nhiên bởi thiên nhiên đầy bất ngờ xung quanh chúng ta và mời gọi chúng ta bước đi ra khỏi thế giới ích kỷ của mình hay không. Qua đó, chúng ta dần có thể khám phá Thiên Chúa nơi công trình tạo dựng của Ngài, và cũng nơi đó, nhận ra tình yêu vô thuỷ vô chung của Ngài dành cho con người.
2.Ơn khôn ngoan
Ơn khôn ngoan chỉ tới khả năng đặc biệt trong việc phán đoán những thứ thuộc con người hòa hợp với Thiên Chúa, dưới ánh sáng của Thiên Chúa. Được soi sáng nhờ ơn khôn ngoan mà chúng ta có thể nhìn nhận sâu xa hơn về những thực tại xung quanh mình. Chúng ta có thể khám phá ra những thứ tự nơi chính nó là, chứ không chỉ những thứ chúng ta thích dành cho mình. Vì thế, chúng ta không còn phán đoán theo những tiêu chuẩn mau qua, bề mặt và quy kỷ của chúng ta nữa, nhưng theo những tiêu chuẩn của Tin Mừng. Hãy hình dung những thứ ấy như thế nào khi chúng ta có thể nhìn Thế giới dưới ánh nhìn của Thiên Chúa!
3.Ơn biết lo liệu
Ơn biết lo liệu có tác động như một luồng sinh khí mới nơi ý thức của chúng ta. Nó giúp ta nhìn và phân định điều gì là tốt, những gì làm ta hạnh phúc và những gì thích hợp hơn cả cho chúng ta. Chúng ta thường phải đối diện với những quyết định quan trọng trong cuộc đời của mình và của người khác. Khi cần đến sự giúp đỡ của chúng ta, đôi khi chúng ta không biết nghĩ thế nào cho đúng, những gì phải nói và ngay cả hành động thế nào… Đây quả là lúc mà chúng ta cần mở ra với Chúa Thánh Thần, Đấng sống trong ta! Với sự cởi mở này, chúng ta có thể nhìn, có thể đưa ra lời khuyên tốt và biết hành động như thế nào.
4.Ơn can đảm
Can đảm là ơn giúp ta sống cách dũng cảm những điều Thiên Chúa muốn nơi ta, đặc biệt khi phải giải quyết hay vượt qua những khó khăn trong cuộc sống hoặc là trong những thời điểm mà chúng ta cần chống lại các đam mê bên trong và những thúc ép bên ngoài. Tôi không cho rằng bất cứ ai cũng có thể nói rằng mình luôn mạnh mẽ, hay luôn có thể chống lại cám dỗ. Một trong số những điều thực tế vốn là minh chứng rõ nhất về đời sống con người, ấy là chúng ta vốn là những con người mỏng manh, nhưng chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa và xác tín rằng chúng ta cần Ngài biết bao. Do đó, chúng ta đừng ngần ngại để xin Ngài trợ lực. Nhưng hãy làm đúng lúc! Và nếu bạn gục ngã, hãy để những thất bại dạy cho bạn từ bỏ sự cậy dựa nơi chính mình và mỗi lúc càng đặt trọn niềm tin tưởng nơi Chúa hơn.
5.Ơn Đạo đức
Ơn đạo đức cứu chữa trái tim của chúng ta khỏi tất cả hình thức cứng cỏi và để cho tâm hồn nên dịu dàng hơn trong mối tương quan với Thiên Chúa và anh chị em của mình. Nhiều khi tôi cho rằng, đạo đức nghĩa là cầu nguyện giống như các bà mà tôi thấy đang cầu nguyện trong nhà thờ như một người trẻ. Nhưng trong mức độ của ơn Chúa Thánh Thần – ấy là chúng ta đặt mình vào vị trí người khác, để cảm nhận như họ vậy. Ở đây, chúng ta cần nài xin, Xin cho bạn cũng cảm nhận những gì Chính Thiên Chúa đang cảm nhận? hãy nỗ lực để yêu Ngài! Vậy làm sao bạn có thể yêu mến Ngài hơn? Qua việc yêu thương người khác từ những gì bé nhỏ: bằng việc sẻ chia một lời động viên, qua việc bước ra khỏi phạm vi thoải mái của mình để giúp đỡ người khác, qua việc không còn tìm cách để chứng minh bạn luôn đúng còn người khác sai… Đây là con đường của yêu thương ngang qua những gì ơn đạo đức hướng dẫn chúng ta.
6.Ơn kính sợ Thiên Chúa
Ơn kính sợ Thiên Chúa không phải là sợ hãi Thiên Chúa vì Ngài cách nào đó như trả thù và nhìn để trừng phạt. Nhưng là có một tinh thần trưởng thành, ý thức về lỗi phạm của mình và sức nặng của tội lỗi chúng ta, trong khi vẫn tín thác vào Lòng Thương Xót của Ngài. Đó là niềm kính sợ của một người con với động lực của tình yêu. Khi còn nhỏ, chúng ta chưa bao giờ muốn cha mẹ nổi đoá với mình, nhưng không phải vì quá sợ hãi, nhưng vì chúng ta buồn và cảm thấy hối tiếc khi để cho các ngài phiền muộn và khiến cho cha mẹ đau khổ. Kính sợ Thiên Chúa hàm ý rằng, trong cuộc sống của mình chúng ta trao tặng những gì là nhờ Thiên Chúa, ý thức Chúa Thánh Thần cư ngụ nơi Thiên Chúa và không gì ở ngoài Ngài. Nó cũng có nghĩa rằng chúng ta nhận thức về ảnh hưởng và sự tác động của những hành động, đặc biệt là những hành động tách lìa chúng ta khỏi Ngài. Một điều quan trọng để sống ơn huệ này là thường xuyên đến với Bí tích Hoà giải khi chúng ta cần.
7.Ơn thông minh
Đây là ơn huệ giúp ta lãnh hội Lời Chúa và đào sâu về những Chân lý mà Ngài dạy dỗ. Đã bao lần chúng ta thấy chính mình phàn nàn hay nghĩ mông lung tại những dãy ghế ngồi nơi nhà thờ: vị linh mục không biết làm thế nào để đưa ra một bài giảng hay; thật quá phức tạp; thật nhàm chán; tôi chẳng thể hiểu nó. Hay… tôi chưa bao giờ nói về Đức tin của mình vì tôi chẳng có gì nhiều để nói, tôi có quá nhiều điều nghi ngờ… nhưng chúng ta chưa bao giờ làm bất cứ điều gì cả! Theo kinh nghiệm riêng của mình, tôi có thể nói với bạn rằng Đức tin của bạn củng cố hiểu biết của bạn hơn, càng đào sâu trong Đức tin và đừng dừng lại chỉ với một chút những gì bạn đã học khi còn bé.
Nếu chúng ta thực sự muốn những quà tặng này trong đời sống của mình, chúng ta cần nài xin! Hãy dành thời gian để cầu nguyện và nài xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ những ơn của Ngài trên chúng ta và giúp chúng ta thông dự vào tình yêu vô biên của Ngài.
Tác giả: Luisa Restrepo
Chuyển ngữ: Hv. Joseph Trần Ngọc Huynh, S.J.
(dongten.net 08.06.2019/ catholic-link.org)
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- TGP Huế: Ý Nghĩa Logo Năm Thánh 2020
- Lời cầu nguyện trong trong cơи đại dịcн virυs Coroиa
- Nghệ thuật làm lửa
- Phép lạ: Một Em Bé Việt Nam Được Chị Pauline Jarico cнữα làин
- Người Hùng cứu các Thánh Tích Vô Giá khỏi Nhà Thờ Đức Bà Paris Đang Cháy
- Đêm vô cùng
- Khác biệt giữa Công giáo, Chính thống giáo và Anh giáo