Thái Hà (22.11.2018) – Cuộc triển lãm đang sắp đến gần*. Xin gửi đến các họa sĩ tham gia mấy dòng tản mạn của người “ngoại đạo”, nhưng luôn mong muốn gắn mình với những niềm vui, các mối lo chung của Tông Đoàn Gioan Phaolo II. Người viết không đặt nặng đúng sai. Nghĩ và cảm nhận thế nào thì viết thế ấy thôi. Vậy xin cứ nhẹ lòng cho.
Khi sáng tác tác thực sự, người nghệ sĩ vươn tới cái sâu thẳm của tâm hồn, cái rung động mạnh mẽ của con tim, cái tự minh của lý trí. Người nghệ sĩ hành xử tự do khi để mọi cảm nhận của mình bay bổng, thoát khỏi tối đa các vấn vương trì kéo. Như toàn thân bay bổng. Chính khi đó, con người tìm đến vẻ đẹp tuyệt đối mà ở đó là chính Thiên Chúa, nguồn gốc của chân-thiện-mỹ. Khi sáng tác, con người cùng sáng tạo với Thiên Chúa. Khi sáng tạo, người nghệ sĩ diễn tả chân lý qua vẻ đẹp của tác phẩm của mình. Nghệ thuật là hình thức diễn tả chỉ con người mới có, là một hình thức của sự khôn ngoan thực tiễn, kết hợp kiến thức với tài khéo léo. Nó là sự giàu sang của con người, vượt trên trên mọi nhu cầu sinh tồn vật chất của sinh vật.
Nhưng người nghệ sĩ tuy vươn, nhưng không bao giờ tới được tuyệt đích của sự cái đẹp. Người nghệ sĩ luôn cảm nhận được rõ cái gì đó sâu xa hơn mà họ thoáng “bắt” được trong khoảnh khắc, nhưng không bao giờ biểu lộ ra được hết qua tác phẩm của mình.
Vì không phải là tuyệt đối, nên tạo vật đều không hoàn hảo. Đó là đặc tính của tạo vật. Sự khiếm khuyết, một mặt là tiềm năng gây nên sự ác, nhưng mặt khác cũng có tính hướng tới sự hoan hảo cao hơn. Cũng thế, con người luôn có tính hướng đến chân lý, đến sự thiện và sự đẹp tuyệt hảo. Chính là hướng đến Thiên Chúa là cùng đích của Mỹ trong chân-thiện-mỹ.
Nhưng một tác phẩm nghệ thuật không bao giờ chỉ là đẹp. Nó còn biểu lộ chân lý và sự thiện tiềm ẩn phía sau của cái đẹp, có khi lộ rõ hoặc nằm ẩn sâu hơn mà người xem có thể cảm nhận được. Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, giám mục Qui Nhơn, chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật thánh của HĐGM VN viết như sau:” Vì Chân, thiện, mỹ, liên kết chặt chẽ với nhau, và trên bình diện hữu thể cả ba chỉ là một. Tất cả những gì chân thật và tốt lành đều đẹp.” Ở đây, nhiều người sẽ rất ngạc nhiên vì điều này cũng được ghi rõ trong Giáo lý Hội thánh công giáo “Niềm vui tinh thần và vẻ đẹp luân lý đi đôi với việc thực thi điều thiện. Cũng vậy, chân lý đem lại niềm vui và ánh huy hoàng của vẻ đẹp tinh thần. Chân lý tự nó là đẹp”. Theo một nghĩa nào đó, cái đẹp là biểu hiện hữu hình của sự thiện, còn sự thiện là điều kiện siêu hình của cái đẹp. (ĐGM Nguyễn Văn Khôi).
Sáng tác là hành xử tự do. Tự do cảm nhận, tự do rung động, tự do suy lý. Chính vì sống trong những giây phút tự do, người sáng tác là người hạnh phúc. Mục tiêu của sáng tác có trong lúc khởi đầu và hoàn thiện. Nhưng chỉ hướng về mục tiêu luôn có trong phần hướng dẫn của lý trí và con tim trong quá trình sáng tác. Nó luôn có trong ý chí và cảm nhận của người nghệ sĩ.
Mong rằng cuộc triển lãm lần đầu này của Tông đoàn Gioan Phaolo II sẽ thực sự chuyển tải được những gì các nghệ sĩ muốn biểu lộ với người xem, để mọi người cùng hưởng niềm vui hướng đến Chân-Thiện-mỹ.
Thái Bùi
* TRIỂN LÃM HỘI HỌA: “NÉT ĐẸP CÔNG GIÁO”
– Địa điểm: Nhà Thờ Thái Hà (180/2 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội)
– Thời gian: Lúc 15 giờ, ngày 22/11/2018 đến ngày 30/11/2018; cao điểm là buổi tọa đàm lúc 15 giờ 00, thứ Năm ngày 29 tháng 11 năm 2018, dưới sự chủ tọa của cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành
– Đơn vị tổ chức: Tông đoàn Gioan Phaolô II, Giáo xứ Thái Hà
– 36 tác phẩm của 16 hoạ sĩ Công giáo và ngoài Công giáo
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Toàn cảnh Nhà Thờ và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm gần 180 tuổi
- Mồng 3 Tết: Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm
- Cảm phục sự hy sinh của linh mục trẻ đi vào vùng dịch
- Phép lạ của Cha Phanxico Trương Bửu Diệp
- Hàng ngàn người Công giáo lần hạt Mân Côi quanh bờ biển nước Anh
- Những Chứng Cớ Chúa Giêsu Phục Sinh
- Cảm ơn Linh Mục Alexandre De Rhodes đã tạo ra chữ Quốc Ngữ Việt Nam