Vào ngày đầu tiên ở Thái Lan, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gặp Đức Thượng Tọa Phật giáo và xác nhận cam kết của Giáo hội về đối thoại cởi mở và tôn trọng phục vụ hòa bình. Cuộc họp đã diễn ra vào sáng thứ Năm, ngày 21/11 Tại Đền Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram ở Bangkok.
Một tình thân hữu bền lâu
Trong bài phát biểu trước Đức Giáo hoàng, Đức Thượng Tọa Phật giáo Ariyavongsagatanana IX đã nhắc lại chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng Thánh John Paul II người tiền nhiệm 35 năm trước, một cuộc gặp mà ông đã có mặt. Đức Thượng Tọa tiếp tục liệt kê các chuyến viếng thăm của các vị vua Thái Lan tới các Đức Giáo hoàng tại Vatican: Leo XIII năm 1897, Pius XI năm 1934 và John XXIII năm 1960. Đức Thượng Tọa nói về một tình bạn sâu sắc và lâu dài đến với nhau trong một tinh thần hiểu biết thực sự lẫn nhau và quan hệ đối tác bình đẳng.
Hành trình của lòng kính mến
Trong bài phát biểu của mình với Đức Thượng Tọa Phật giáo, Đức Thánh Cha khẳng định cuộc họp của họ đã diễn ra “như là một phần của cuộc hành trình của lòng kính mến và công nhận lẫn nhau khởi xướng bởi những người tiền nhiệm của chúng ta.” Nhắc lại chuyến viếng thăm của Đức Thượng Tọa Phật giáo tối cao XVII gặp Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trong Vatican cách đây gần 50 năm, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói rằng ngài muốn theo dõi bước chân của họ để tăng sự tôn trọng, cũng như tình thân hữu giữa các cộng đồng của hai tôn giáo.
Văn hóa gặp gỡ
Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết “những bước tiến này giúp làm chứng rằng văn hóa gặp gỡ là có thể, không chỉ trong cộng đồng của chúng ta mà còn trong thế giới của chúng ta, vốn có xu hướng tạo ra và lan truyền sự xung đột và loại trừ.” Đức Giáo hoàng nói thêm: các dịp như thế này “nhắc nhở chúng ta về vai trò quan trọng của các tôn giáo trong việc trở nên ngọn hải đăng chiếu tỏa ngày càng nhiều niềm hy vọng, với tư cách là những người khởi xướng và minh chứng cho tình huynh đệ”.
Công giáo ở Thái Lan
Đức Giáo hoàng Phanxicô bày tỏ lòng biết ơn về sự thật rằng, “kể từ khi Kitô giáo đến Thái Lan cách đây khoảng bốn thế kỷ rưỡi, người Công giáo đã được hưởng tự do trong thực hành tôn giáo, mặc dù họ thuộc thiểu số và trong nhiều năm đã sống hòa thuận với anh chị em Phật giáo của họ.”
Tình Thân hữu tốt
Đức Giáo hoàng nhắc lại cam kết cá nhân của mình, và của toàn Giáo hội, về việc “tiếp tục một cuộc đối thoại cởi mở và tôn trọng để phục vụ cho hòa bình và hạnh phúc của người dân Thái Lan. Đức Giáo hoàng nói rằng thông qua trao đổi học thuật, mà dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn, cũng như thực hiện suy ngẫm, thương xót và nhận thức, chúng ta có thể phát triển và sống với nhau như những người anh em tốt.”
Làm việc cùng nhau
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã khuyến khích “tổ chức phát triển các dự án từ thiện mới,” bởi các thành viên của cả hai tôn giáo. Những dự án này nên có khả năng “tạo ra và nhân rộng các sáng kiến thực tế trên con đường của tình huynh đệ, đặc biệt là đối với người nghèo và môi trường sống của trái đất đang bị lạm dụng nhiều”. Đức Giáo hoàng kết luận, “theo cách này, chúng ta sẽ góp phần hình thành một nền văn hóa từ bi, tình huynh đệ và gặp gỡ, hành trình này sẽ tiếp tục mang lại kết quả phong phú.”
Nguồn:Vatican New English (Đức Dũng)
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Chúa Giêsu đã trao 12 lời hứa dành cho những ai tôи sùng Thánh Tâm
- Nữ tu mặc áo cưới bước vào đời sống nhà Dòng
- Nếu gặp khó khăи trong việc có con cái, hãy đến với Đức Mẹ Sữa
- Gặp Papa trong lòng vui sướng hân hoan nhưng để lại trong ta điều gì?
- Bộ tranh chủ đề Tượng Chịu Nạn Tại Đan Viện Thiên An, Huế
- Người Công giáo được kêu gọi ‘hãy tỉnh thức’
- Mái ấm Mùa Giáng Sinh