Nhà tù không hẳn là địa ngục hay là nơi tuyệt vọng, mà còn là một không gian để con người cảm nhận Lòng Thương Xót của Chúa. Và nơi đây còn có thể trở thành nơi làm chứng cho đức tin của những người từng một thời lầm lỗi, nay biết thành tâm sám hối.
Đây chính là điều mà cha Matteo Revelli, linh mục của giáo xứ Thánh Phanxicô Assisi ở thành phố Fès, Maroc, muốn nhấn mạnh. Cha cho biết đã đi thăm các tù nhân tại nhà tù của Fès, ba trong số các tù nhân sắp được tự do trong vài ngày nữa đã tặng ngài ba cuốn Kinh Thánh đã sờn cũ. Một trong ba cuốn có khổ khá lớn, nặng khoảng 1,5kg, mất một số trang, với nhiều chữ được gạch dưới.
Người tặng nói rằng, anh đã giữ cuốn Sách Thánh này bên mình suốt 20 năm, sau khi được thưởng vì đạt giải trong một cuộc thi về Kinh Thánh và thường xuyên đọc.
Anh ta vận chuyển ma túy từ châu Mỹ Latinh đến các nước châu Âu hay châu Phi, rồi bị bắt tại Maroc và bị kết án 9 năm tù. Trong suốt 9 năm qua, phạm nhân đã rất hối hận về những lỗi lầm đã qua. Anh thường xuyên đọc và đã thuộc lòng cuốn Kinh Thánh luôn ở cạnh bên.
Anh chia sẻ rằng, cuốn sách thiêng liêng này đã giúp anh rất nhiều trong suốt thời gian thụ án, nhưng giờ đây anh đã thuộc lòng nên muốn trao cho cha, để cha có thể tặng lại cho các tù nhân khác.
Cha Matteo đã rất xúc động khi nghe người tù kể chuyện và nhìn thấy cuốn Kinh Thánh đã cũ kỹ vì được đọc ngàn vạn lần của anh. Cha mong rằng các tù nhân khác có thể trải nghiệm ân sủng khiêm nhường và sự giúp đỡ tinh thần mà các linh mục, tu sĩ và giáo dân dành cho các tù nhân ở Fès.
Nguồn : The Fides
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Vì sao chúng ta mừng lễ Giáng Sinh ngày 25 tháng 12?
- Đức Thánh Cha bổ nhiệm 2 chức sắc cao cấp mới tại Tòa Thánh
- Buông bỏ nỗi sợ sai lầm
- Viết sau hội thảo: “Bốn trăm năm hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ trong lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam”
- Giáng Sinh bị tục hóa? bị vật chất hóa dần dần, Đâu là ý nghĩa đích thực của Giáng Sinh?
- Ngày hành hương đấng đáng kính Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận
- Cái gì là sự khác biệt giữa công bằng và bình đẳng?