Vì sao chúng ta mừng lễ Giáng Sinh ngày 25 tháng 12?

Sau Phục Siин, Noel là ngày lễ qυαи trọng thứ nhì trong lịch phụng vụ, mở đầu năm phụng vụ. Và đó cũng là một trong ba Siин nhật được Giáo hội công giáo mừng, hai ngày Siин kia là ngày Siин của Thánh Gioan-Baotixita, ngày 24 tháng 6 và ngày Đức Mẹ Siин ra, ngày 8 tháng 9.

Chữ Noel đến từ tiếng la-tinh “dies natalis” hay ngày Siин ra, vì thế chữ Noel luôn viết hoa khi nhắc đến ngày Siин của Chúa. Nhưng điểm quan trọng không phải ở đây, các tín hữu kitô mừng sự kiện Siин ra, chứ không phải mừng ngày Siин nhật. Đây là một tiến trình thần học chứ không phải lịch sử.

Tại sao Noel lại là ngày 25 tháng 12?

Đúng ra trong các sách vở, người ta không tìm ra dấu vết ngày Siин của Chúa Giêsu! Không tìm ra ngày, cũng không tìm ra năm… Dù trong Phúc âᗰ Thánh Luca là Phúc âᗰ nói rõ nhất về chuyện này thì chỉ biết các mục đồng ngủ ban đêm ở ngoài đồng với đàn chiên của mình… như thế không phải là vào mùa đông! Ngày 25 tháng 12 là ngày Đức Giáo hoàng Libere chọn vào năm 353, thế kỷ thứ 4!

Ngày đông chí được ấn định trong lịch juliên có hiệu lực vào thời Chúa Giêsu Siин ra ngày 25 tháng 12… trùng với ngày 7 tháng 1 của lịch gregoria hiện nay. Điểm này giải thích các giáo hội chính thống giáo cũng theo lịch phụng vụ juliên để mừng ngày Siин của Chúa Kitô cũng vào ngày này.

Tín hữu kitô xem Chúa Giêsu là “ánh sáng cho thế gian”, phù với ngày đông chí, ngày mặt trời sống lại là hoàn toàn tự nhiên. Năm 2004, giám mục giáo phận Arras giải thích: “Việc mừng Noel nhằm vào ngày lễ lương dân đông chí là một dấu hiệu tuyệt vời. Các tia sáng mặt trời ở điểm thấp nhất trong độ nghiêng của nó. Dần dần mặt trời lấy chỗ của đêm tối. Và ánh sáng đã chiến thắng”.

Phúc âм Thánh Gioan (8, 12) nói đến ẩn dụ một ánh sáng mới soi sáng thế gian. Noel năm 2007, Đức Bênêđictô XVI cũng nhắc lại: “Trong hang lừa ở Bêlem, trời và đất giao thoa. Mặt trời đến trên mặt đất. Vì thế, ánh sáng chiếu cho mọi thời; chính vì vậy thắp sáng niềm vui”.

Noel, để mừng một kỷ nguyên mới

Năm 425, hoàng đế phương Đông Théodose II chính thức hệ thống hóa các ngày mừng lễ Noel. Vì ngày này không trùng với lịch Hêbrơ, khác với ngày Phục Siин và lễ Hiện Xuống là những ngày lễ theo âm lịch, ngày mừng Chúa Kitô Siин ra theo dương lịch.

Đến thế kỷ thứ 6, tu sĩ sử gia Denis le Petit tìm năm để quyết định năm Chúa Giêsu Siин ra. Theo các tính toán của tu sĩ, ông ấn định đó là năm 1, năm khởi đầu kitô giáo. Từ đó năm 1 là mốc để đánh dấu các thế kỷ trước Chúa Kitô Siин ra và sau Chúa Kitô Siин ra. Nhưng người ta nghĩ tu sĩ đã tính sai, theo lẽ Chúa Giêsu Siин ra 6 hoặc 7 năm trước năm 1.

Và theo Phúc âм, Chúa Giêsu ᑕᕼếT vào một ngày thứ sau khi người do thái mừng lễ Vượt qua. Theo các con số tính toán của họ, đa số các sử gia đều cho đó là ngày thứ sáu 7 tháng 4 năm 30. Lúc đó Chúa Giêsu khoảng 36 tuổi.

Noel, ngày lễ của các gia đình

Từ thế kỷ thứ 4 đã có truyền thống dâng ba thánh lễ Noel: một thánh lễ Nửa khuya, một thánh lễ Rạng đông và một thánh lễ Ban ngày. Bây giờ không buộc phải dâng thánh lễ đúng nửa đêm nhưng nửa đêm vẫn là giây phút quan trọng lúc Chúa Siин ra. Vì được xem là “lễ của các gia đình” nên thánh lễ được cử hành vào buổi tối với các bài phụng vụ của lễ nửa đêm, chứ không phải bài phụng vụ của ngày canh thức Noel. Thánh lễ Noel nói lên tinh thần ngày lễ Noel như bài hát danh tiếng Đêm thánh:

Đêm Thánh vô cùng. Giây phút tưng bừng. Đất với trời. Se chữ đồng. Đêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ. Canh khuya giáng Siин trong chốn hang lừa. Ơn châu báu vô bờ bến. Biết tìm kiếm của chi đền!

Ôi Chúa Thiên đàng. Cảm mến cơ hàn. Nhấp chén phiền. Vương phong trần. Ôi Thiên Chúa thương người đến quên mình. Canh khuya giáng Siин trong chốn cơ hàn. Ơn châu báu vô bờ bến. Biết tìm kiếm của chi đền.

 Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch, phanxico.vn


Đánh giá bài viết
Đánh giá bài viết