Tôi vừa có phúc vừa khốn khổ vì một bồn chồn bẩm tại không phải lúc nào cũng khiến đời tôi dễ dàng. Tôi nhớ mình là một cậu bé cứ bồn chồn lang thang quanh nhà, quanh vườn, rồi mảnh đất nông trại của gia đình trên khu đồng cỏ. Gia đình của chúng tôi gần gũi, cuộc sống của tôi an toàn và bảo đảm, tôi được nuôi dạy trong một đức tin vững vàng. Điều đó đáng ra phải tạo nên thời thơ ấu an bình và ổn định, và xét phần lớn thì đúng như vậy Tôi thấy mình thật may mắn.
Nhưng tất cả những ổn định này, ít nhất với riêng tôi, lại chẳng thể loại bỏ được một sự bồn chồn bất an. Xét sơ qua, tôi thấy đây là sự cô lập khi lớn lên ở một cộng đồng nông thôn khá xa đời sống đô thị lớn. Những cuộc đời tôi xem trên truyền hình và đọc trên báo chí, có vẻ hoành tráng hơn, thú vị hơn và quan trọng hơn cuộc đời của tôi. Khi so sánh với chúng, cuộc đời của tôi thật nhạt nhòa, nhỏ bé, thiếu quan trọng, và là chọn lựa thứ hai. Tôi khao khát được sống ở thành phố lớn, cách xa những gì mà tôi xem là sự bần cùng của đời sống nông thôn. Do đó, cuộc đời tôi cứ luôn mãi xa cách mọi sự có tầm quan trọng.
Hơn thế nữa, tôi còn làm khổ mình khi so sánh đời tôi, cơ thể tôi, và sự vô danh của tôi với vẻ đẹp, sự hấp dẫn và danh tiếng của các vận động viên chuyên nghiệp, các ngôi sao điện ảnh, những người nổi tiếng khác mà tôi và biết bao người ngưỡng mộ. Với tôi, họ có cuộc sống thật sự, cuộc sống mà tôi chỉ biết ghen tị. Hơn nữa, tôi thấy một sự bồn chồn sâu sắc trong tâm hồn. Dù cho tôi có được sự thân thiết thật sự trong gia đình, có một cộng đồng gắn bó với hàng chục bạn bè và người quen, thế nhưng tôi vẫn mong mỏi có được sự thân mật lãng mạn đặc biệt với một người tri kỷ. Cuối cùng, tôi sống với sự lo lắng mơ hồ mà tôi chẳng hiểu nổi và hầu như chuyển dịch nó thành nỗi sợ, sợ mình không đủ tầm và sợ mình chỉ sống với những thứ hời hợt mà thôi.
Đấy là phần khốn khổ, nhưng nó cũng đem lại phúc lành. Trong biết bao bất an bồn chồn đó, tôi nhận thức (lắng nghe) một tiếng gọi tu trì, mà tôi đã cố kháng cự trong một thời gian dài bởi có vẻ như nó đối lập với mọi điều tôi khao khát. Làm sao một trái tim bồn chồn cháy bỏng, tràn đầy tình ái, lại là tiếng gọi của đời sống độc thân chứ? Làm sao một khát khao vị kỉ mong muốn danh vọng, tiền tài và sự công nhận lại là lời mời gia nhập một hội dòng với đặc sủng sống cùng người nghèo? Thật vô lý, và nghịch lý thay, đấy là lý do vì sao đến tận cùng, nó lại hợp lý. Tôi đã đi theo lực đẩy của tiếng gọi và thấy thật hợp với mình.
Nó đưa tôi vào đời sống tu trì và những gì tôi đã sống và đã học nơi đó đã giúp cho tôi xử lý sự bồn chồn của tôi qua năm tháng và giúp tôi bắt đầu sống thoải mái với chính mình. Ngoài việc cầu nguyện và linh hướng, có hai bậc vĩ nhân tri thức đã giúp tôi nhiều. Thời sinh viên, năm 19 tuổi, tôi bắt đầu tìm hiểu về thánh Augustino và Tôma Aquinô. Trí óc của tôi vẫn còn trẻ trung và chưa thành hình, nhưng tôi nắm bắt đủ qua những gì đã đọc, để bắt đầu thoải mái vui vẻ hơn với những phức cảm bồn chồn trong tâm hồn tôi nói riêng, và tâm hồn con người nói chung. Thậm chí là ở tuổi 19, người ta cũng có thể thực sự hiểu được câu nói của thánh Augustino. “Lạy Chúa, Ngài đã tạo thành chúng con cho Ngài, và tâm hồn chúng con khắc khoải mãi cho đến khi được nghỉ yên trong Ngài.”
Rồi đến câu hỏi của thánh Tôma Aquinô: “Đâu mới là mục đích thỏa đáng cho trí tuệ và ý chí của con người?” Nói đơn giản là, ta phải biết gì và yêu gì để thỏa mãn mọi ngọn lửa bồn chồn trong lòng? Câu trả lời của ngài là: Tất cả mọi sự! Mục đích thỏa đáng cho trí tuệ và ý chí của con người là “Sống như sống”, là Thiên Chúa, tất cả mọi người, mọi vật. Chỉ có như thế mới thỏa mãn được chúng ta.
Ngoại trừ… Hầu như chẳng nghĩ như thế. Sự bồn chồn mà tôi trải qua thời trẻ, đang là một chứng bệnh gần như toàn cầu ngày nay. Hầu như ai trong chúng ta cũng tin rằng cuộc sống tốt đẹp chỉ là cuộc sống của ai đó sống ở nơi khác, xa khỏi cuộc sống ở thị trấn nhỏ, bình thường, giới hạn của chúng ta. Nền văn hóa hiện thời đã khiến chúng ta tin rằng sự giàu có, nổi tiếng, và tiện nghi là mục đích thỏa đáng cho trí tuệ và ý chí của con người. Với chúng ta, chúng chính là “Sống như sống” Trong quan niệm đương thời của nền văn hóa, chúng ta nhìn vào những cơ thể đẹp, vào sự nổi tiếng và giàu có của các vân động viên, ngôi sao điện ảnh, và những doanh nhân thành công, mà tin rằng họ có cuộc sống tốt đẹp còn chúng ta thì không. Chúng ta là kẻ ngoài rìa, chỉ đứng nhìn vào mà thôi. Và do đó, chúng ta chỉ là những đứa trẻ nông thôn ghen tị với đời sống thành thị, thấy họ có cuộc sống chỉ dành cho một số ít người. Chúng ta khốn khổ bởi niềm tin sai lầm rằng cuộc sống đó chỉ tồn tại ở đâu đó khác, ngoài bối cảnh sống của mình.
Một nhà thơ trẻ đầy thiết tha tin rằng môi trường bình thường của anh không cho anh hứng khởi mà anh cần để làm thơ, và Rainer Marie Rilke đã khuyên anh rằng, nếu không thể nhìn thấy sự phong phú trong cuộc sống mà chúng ta đang sống, thì chúng ta chẳng phải là nhà thơ. Những vấn đề của chúng ta cũng thế.
J.B. Thái Hòa dịch
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Vì đại dịcн, нủy bỏ lễ mừng sinh nhật 110 của Mẹ Têrêsa
- Phụ nữ ‘phải chống chủ nghĩa giáo sĩ trị để chữa lành Giáo hội’
- Tự hào: Cách làm từ thiện riêng của một ca sỹ nổi tiếng người Công Giáo
- Gần 1 tỷ euro đổ về trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris
- Tượng Đức Mẹ khóc tại Ý trong đại dịch
- 14 Chặng Đàng Thánh Giá Chúa Giêsu
- Nhà thờ Đức Bà Paris bốc cháy d.ữ dội