Đọc báo cũ: Tấm gương của một nhà thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế từ Canada đến Việt Nam năm 1925

Mời đọc thêm:

1. Đọc báo cũ: Phải chăng đây là cuộc Tử đạo?

2. Đọc báo cũ: Vĩnh biệt Hà Nội (Giáo hội Công giáo tại Hà Nội 1954)

3. Đọc báo cũ: Đại hội giới trẻ Công giáo lần đầu tiên tại Đông Dương năm 1937

4. Đọc báo cũ: Nỗi lòng của một thừa sai: Tại sao tôi không trở về Pháp

5. Đọc báo cũ: Cuộc truyền giáo ở Đông Kinh và Đông Dương- Các Thánh tử đạo xứ Annam thời vua Minh Mệnh

6. Đọc báo cũ: Hoàng hậu của xứ Annam, một người theo đạo Công giáo

7. Đọc báo cũ: Một nữ tu Úc qua đời trên đường thoát khỏi Việt minh năm 1954

8. Đọc báo cũ: Sự anh hùng của những người công giáo Việt Nam di cư vào Nam năm 1954

Hai Cha: Cousineau, Larouche, và Thầy Thomas đến Huế, Việt Nam vào ngày 30.11.1925

Giới thiệu: Bài báo này được đăng trên tờ The Brandon Sun, xuất bản ngày 11 tháng 10 năm 1966, ở Manitoba, Canada. Bài báo giới thiệu về cuộc đời của một trong ba nhà thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế người Canada đầu tiên đặt chân tới Việt Nam năm 1925 để lập Dòng. Nhờ công khó của các ngài, Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên trở thành một tỉnh Dòng độc lập. Xin dịch lại để bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo.

……………….

Sài Gòn – Cha Eugene Larouche tới Việt Nam cùng với hai thừa sai người Canada khác (một cha và một thầy) từ những năm 1925 và mở đầu sứ vụ truyền giáo tại một ngôi nhà tranh ở Huế, cách Sài gòn 450 dặm về phía Bắc. Sức khỏe của ngài hiện giờ rất yếu. Người ta nói ngài sống cùng lắm là thêm hai hoặc ba năm nữa thôi.

Hai thừa sai khác đã qua đời lâu rồi, còn cha Larouche thì hiện giờ đã 74 tuổi, ngài là linh mục niên trưởng của một Dòng tu có khoảng 20 linh mục Canada và hơn 100 linh mục và các thầy người Việt Nam.

Khuôn mặt ngài không có một nếp nhăn. Một bộ râu bạc khiến giáo dân yêu mến gọi ngài là “ông nội” trong một giáo xứ được coi sóc bởi các cha Dòng Chúa Cứu Thế với hơn 10,000 giáo dân.

Công cuộc truyền giáo của Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam thuở đầu được đặt dưới quyền của Tỉnh Dòng St. Anne de Beaupre, Quebec, và trong 41 năm vừa qua, có tới 60 cha, thầy Canada đến phục vụ tại Việt Nam.

Công việc truyền giáo đã gặt hái nhiều thành quả ở cả các thành phố lớn và các vùng thôn quê, do đó, hai năm trước đây, Việt Nam đã chính thức trở thành Tỉnh Dòng độc lập và có quyền liên lạc trực tiếp với trung ương Dòng tại Roma.

Các nhà thừa sai Canada dần rút lui

Cha Giám Tỉnh và ban lãnh đạo đều là người Việt Nam. Các cha, thầy người Canada được tự do về lại nước nếu họ muốn. Một vài vị đã đi, hoặc sẽ đi để nghỉ dưỡng một thời gian nhưng đa số sẽ trở lại Việt Nam.

“Rất nhiều linh mục Việt Nam là học trò của tôi.” Cha Larouche, một người đến từ Hebertville, Quebec, chia sẻ. “Giờ đây họ là bề trên của tôi nhưng tôi không ghen tị với họ. Tôi tự hào về những đứa con của mình.”

Sau nhiều năm giảng thuyết và dạy học, cha Larouche giờ làm tuyên úy cho một bệnh viện trong giáo xứ và ngài sống trong tu viện được xây 20 năm trước, ở giữa lòng thành phố.

Ngài rất tự hào khi nhắc về giai đoạn hình thành Dòng Chúa Cứu Thế ở đất nước này, khi mà thời đó mọi sự được đặt dưới luật pháp của Pháp quốc và điều kiện cơ sở vật chất thì còn vô cùng thiếu thốn, cộng thêm việc chiến tranh xảy ra liên miên.

“Chúng tôi khởi sự với ngôi nhà lá đơn sơ, và việc đầu tiên chúng tôi phải làm là học nói Tiếng Việt. Sau đó, chúng tôi đã xây dựng tu viện đầu tiên vào năm 1929 và kế đó là một chủng viện nhỏ.”

Truyền giáo cho người sắc tộc thiểu số

Cha Larouche không nhắc đến biết bao người Việt Nam đã được cha rửa tội khi mà các cha Dòng Chúa Cứu Thế mở rộng địa bàn hoạt động tới vùng thôn quê hẻo lánh, bao gồm 80 ngôi làng biệt lập ở Tây nguyên. Với 5 cha thừa sai người Quebec, các ngài đã đưa trở lại đạo được 600 tới 700 người sắc tộc thiểu số và đang dạy cho 4000 người khác.

5 vị thừa sai đích thực này là: Cha Antoine Lapointe, cha Sulvere Drouin, Cha Gerard Boissonault, cha Louis và cha Maurice Benoit.

Cha Larouche bắt đầu hành trình theo đuổi ơn gọi linh mục tại St. Anne năm 1905, dừng chân Sài gòn năm 1962 sau khi các cha Canada rời nhà Huế để các cha Việt Nam coi sóc.

Ngài đã về lại Canada hai lần. Lần đầu là năm 1950 và lần hai là năm 1960. Ngài hi vọng có thể về lại Canada năm tới để kỉ niệm 50 năm linh mục. Sau đó ngài sẽ trở lại Việt Nam tới “chừng nào Chúa còn cần tôi ở đây.”

Chuyển ngữ: Duc Trung Vu, CSsR

Đánh giá bài viết
Đánh giá bài viết