Lúc quá 9 giờ 15 phút sáng Thứ Tư, 04/12/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến chung khoảng 20 ngàn tín hữu hành hương tại Quảng trường thánh Phêrô, dưới bầu trời nắng đẹp nhưng khá lạnh.
Buổi tiếp kiến bắt đầu với phần tôn vinh Lời Chúa, qua một số câu trong đoạn 20 sách Tông Đồ Công Vụ, ghi lại những lời nhắn nhủ của thánh Phaolô dành cho các kỳ lão của cộng đoàn Ephêsô, trước khi từ giã họ. (20,32-35)
Tiếp đến, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài huấn giáo về sách Tông Đồ công vụ. Bài thứ 17 này có tựa đề là “Anh em hãy canh chừng bản thân và toàn thể đoàn chiên” (Cv 20,28). Sứ vụ của thánh Phaolô tại Ephêsô và cuộc giã từ các kỳ lão.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Hành trình của Tin Mừng trong thế giới tiếp tục không ngừng và tiến qua thành Ephêsô, biểu lộ tất cả tầm mức cứu độ. Nhờ thánh Phaolô, khoảng 12 người đã chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu và được phú ơn Thánh Linh, Đấng tái sinh họ (Xc. Cv 19,1-7). Rồi nhiều phép lạ đã xảy ra nhờ Thánh Tông Đồ: những người bệ.nh được lành và những người bị qüỷ ám được giải thoát (Xc. Cv 19,11-12). Điều này xảy ra vì môn đệ giống Thầy mình (Xc. Lc 6,40) và làm cho Chúa hiện diện, thông ban cho các anh em cùng sự sống mới đã nhận được từ Chúa. Thực vậy, mỗi vị loan báo Tin Mừng đều ý thức rằng, qua bản thân và hoạt động của mình, mình là “một sứ mạng trên trái đất”, và được “đóng ấn bằng lửa” do sứ mạng “soi sáng, chúc lành, sinh hóa, nâng đỡ, chữ’a lành, giải thoát” (Tông huấn Evangelii gaudium, 273). Thánh Phaolô ý thức về “dấu ấn” ấy và vì thế ngài không nề quản gì trong công trình loan báo Tin Mừng.
Hoạt động của thánh Phaolô tại Ephêsô
Quyền năng của Thiên Chúa tràn vào thành Ephêsô, vạ.ch trần kẻ muốn lạ.m dụng danh Chúa Giêsu để thi hành những vụ trừ tà mà không có quyền bính thiêng liêng để làm việc ấy (Xc. Cv 19,13-17) và tỏ cho thấy sự yếu đuối của những trò m.a thuật, mà phần lớn những người chọn theo Chúa Giêsu đã từ bỏ chúng (Xc. Cv 19,18-19). Một sự đảo lộn thực sự đối với một thành phố như Ephêsô, vốn là một trung tâm nổi tiếng về việc thực hành m,a thuật! Thánh Luca nhấn mạnh sự bất khả dung hợp giữa đức tin nơi Chúa Kitô và ma thuật. Nếu chọn Chúa Kitô thì không thể chạy đến với các thầy đồng thầy bói: đức tin là tín thác trong tay một vị Thiên Chúa đáng tin cậy, Đấng tỏ mình ra không phải qua những ma thuật tối tăm nhưng qua mạc khải và tình yêu thương nhưng không của Ngài.
Cuộc nổí lσạn chống thánh Phaolô
Sự phổ biến Tin Mừng tại Ephêsô gây thiệt hạ.i cho việc thương mại của những người bán đồ bạc. Họ làm những tượng nữ thần Artemide, biến việc thực hành tôn giáo thành một hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận. Những người làm đồ và bán đồ bạc tổ chức một cuộc nổ.i loạn chố.ng lại thánh Phaolô, và các tín hữu Kitô bị cáo là đã gây khủ.ng hoả.ng cho ngành đồ bạc, cho đền thờ Artemide và việc phụng tự nữ thần này (Xc. Cv 19,23-28). Dân chúng xôn xao, nhưng quan chưởng ấn đã trấn an được đám đông và mời những người làm nghề bạc hãy đi theo con đường hợp pháp và giải thoát thánh Phaolô và các tín hữu Kitô khỏi lời cáo buộ.c xú.c phạ.m và phạm thượng đến thần minh (Xc. Cv 19,37)
Giã từ thành Ephêsô
Rồi thánh Phaolô rời khỏi thành Ephêsô và hướng về Jerusalem và đến thành Mileto (Xc Cv 20,1-16). Tại đây, ngài sai người gọi các kỳ lão của giáo đoàn Ephêsô để tiến hành việc trao những “chỉ thị mục vụ” (Xc. Cv 20, 17-35). Chúng ta đang ở giai đoạn cuối trong sứ vụ tông đồ của thánh Phaolô, và thánh sử Luca trình bày cho chúng ta diễn văn từ giã của thánh nhân, một thứ chúc thư tinh thần mà Thánh Tông Đồ gửi đến những người sẽ hướng dẫn cộng đoàn Ephêsô sau khi thánh nhân ra đi.
Nhìn lại sứ vụ và hướng về tương lai
Trong phần tiểu sử tự thuật, nhìn lại sứ vụ của ngài ở Tiểu Á, Thánh Phaolô đọc lại quá khứ đầu tư hoàn toàn bản thân của ngài, sứ vụ, sự phục vụ khiêm hạ, những thử thách do những người Do thái gây ra cho ngài, và sự kiện ngài không hề từ nan điều gì để mang người khác đến đức tin. Ngoài ra, thánh nhân thấy trước thời kỳ mới đang chờ đợi ngài: một tương lai hoàn toàn phó thác tin tưởng nơi Chúa Thánh Linh, Đấng hướng dẫn ngài như Thầy và Chúa, ở Jerusalem; và sẽ chịu những thử thách chờ đón ngài để hoàn tất hành trình Lời Chúa trên thế giới.
Huấn dụ các vị trách nhiệm cộng đoàn
Trong phần huấn dụ, thánh Phaolô khuyến khích các vị trách nhiệm cộng đoàn mà thánh nhân biết là đang gặp họ lần chót: “Anh em hãy canh giữ bản thân và toàn thể đoàn chiên mà Chúa Thánh Linh đã đặt anh em ở giữa họ như những người canh giữ trong tư cách là những mục t.ử Giáo Hội của Thiên Chúa, mà Ngài đã thủ đắc bằng má.u Con của Ngài’ (Cv 20,28). Với các GM, thánh Phaolô yêu cầu hãy hết sức gần gũi đoàn chiên đã được cứu chuộc nhờ bảo huyết của Đức Kitô, và sẵn sàng bảo vệ đoàn chiên chố.ng lại “các chó sói” (v. 29) đ.e dọ.a đạo lý lành mạnh và sự hiệp thông Giáo Hội. Sau khi ủy thác công tác này cho các vị hữu trách của cộng đoàn Ephêsô, thánh Phaolô đặt họ trong tay Chúa và phó thác họ cho “lời ân sủng của Chúa” (v.32), là men của mọi sức tăng trưởng và là hành trình thánh thiện trong Giáo Hội, mời gọi họ hãy làm việc bằng đôi tay như chính ngài, để không trở thành gánh nặng cho người khác, hãy cứu giúp những người yếu và cảm nghiệm rằng “cho đi thì hạnh phúc hơn là nhận lãnh” (v.35).
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu xin Chúa canh tân trong chúng ta lòng yêu mến Giáo Hội và kho tàng đức tin mà Giáo Hội gìn giữ, và cùng lãnh trách nhiệm trong việc canh giữ đoàn chiên, nâng đỡ các vị mục t.ử trong lời cầu nguyện để họ bày tỏ sự cương quyết và dịu dàng của Chúa là Vị Chủ Chăn.”
Chào thăm các tín hữu
Sau bài huấn dụ trên đây, các linh mục thuộc các cơ quan Tòa Thánh đã tóm lược bài huấn giáo và những lời chào thăm của Đức Thánh Cha bằng nhiều thứ tiếng. Đặc biệt, khi chào các tín hữu Ba Lan, ngài nhắc đến ban tổ chức và các tham dự viên hội nghị về linh mục chân phước Popieluszko, diễn ra tại đại học Giáo Hoàng Urbaniana, mở đầu cuộc triển lãm về chân phước. Đức Thánh Cha nói: “Tôi cám ơn anh chị em vì đang duy trì ký ức về vị Linh mục nhiệt thành và t.ử đạo này, Người đã bị cơ quan mật vụ cộng sản sá.t hạ.i d.ã man, và hiến mạng sống vì lòng yêu mến Chúa Kitô, Giáo Hội và con người, nhất là những người bị tước đoạt mất tự do và phẩm giá.”
Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng “Chúa nhật tới đây tại Ba Lan, là Ngày thứ 20 Cầu nguyện và trợ giúp Giáo Hội ở miền Đông. Tôi cổ võ với anh chị em công trình quan trọng này và cám ơn tất cả những người Ba Lan dấn thân giúp các Giáo Hội lân bang, trong tinh thần yêu thương huynh đệ. Xin Chúa chúc lành cho Anh chị em.”
Trong phần chào thăm bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến các giáo sư chủng viện tại các xứ truyền giáo đang tham dự khóa học do Bộ truyền giáo tổ chức.
Khi chào các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nhắc đến lễ thánh Nicola thành Bari ngày 06/12 này và nói: “Chúng ta hãy noi gương các nhân đức của thánh nhân, học cách không đặt điều gì lên trên lòng bác ái đối với những người đang túng thiếu nhất, và tìm kiếm nơi họ tôn nhan của Thiên Chúa nhập thể làm người.”
Buổi tiếp kiến kết thúc sau khi Đức Thánh Cha xướng kinh Lạy Cha và ban phép lành cho các tín hữu hiện diện.
G. Trần Đức Anh, O.P.
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Đường hầm bí ẩn ở Israel có thể là nơi Chúa Giêsu biến nước thành rượu
- Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
- Đối với bạn, “có đức tin” có nghĩa là gì?
- ĐTC Phanxicô trong Lễ Đêm Giáng Sinh: Đêm nay tình yêu Thiên Chúa được tỏ hiện
- 7 tiêu chuẩn để Kết Hôn Với Người Khác Tôn Giáo
- Hội đồng Giám mục Việt Nam: Nhật ký Ad Limina 2018 (Ngày 01.03.2018)
- An phong, ngọn gió lành chân thật