Sự khác biệt là những trở ngại giữa con người với con người trong suốt chiều dài lịch sử loài người. Chỉ cần nhìn vào các cuộc chiến, bạo loạn và tranh chấp, chúng ta tự hỏi bởi đâu mà những bất hòa này đã luôn và không ngừng xảy ra?
Thiên Chúa đã chọn dân Do Thái là “Dân riêng” của Ngài, một số người nghĩ rằng sự lựa chọn này loại trừ những người không thuộc về 12 chi tộc của Do Thái? Nhưng Thiên Chúa đã mặc khải nhiều lần và nhiều cách rằng các giao ước Cựu ước là sự chuẩn bị cho một giao ước mới và vĩnh cửu dành cho tất cả mọi dân tộc. Sự lựa chọn Israel là một món quà đặc biệt; đó là một sự lựa chọn thiêng liêng khiến họ trở thành tổ phụ của Đấng Cứu Thế của nhân loại sẽ đến.
Tiên tri Isai, nhiều thế kỷ trước khi Chúa Giêsu giáng sinh, đã báo trước về kỷ nguyên hạnh phúc này “những người ngoài sẽ được kết hợp với Chúa, phụng sự Ngài, yêu mến danh Chúa và trở thành tôi tớ của Chúa” (Isai 56: 6). Chúa hứa với dân riêng của Ngài rằng lời tiên tri này được bọc lộ “tất cả những ai thông dự vào giao ước của tình yêu và tín trung sẽ được hưởng ân huệ và sự ưu ái: “Ta sẽ đưa chúng về núi thánh của Ta và chúng sẽ mừng vui trong nhà cầu nguyện của Ta” (Ê-sai 56 : 7).
Niềm vui mừng này là mối liên kết giữa Thiên Chúa và mọi dân tộc đã được Thánh Vịnh 67 đề cập tới: “Toàn dân thuộc mọi quốc gia được kêu gọi hợp nhất để ca ngợi Thiên Chúa, Đấng “thống trị các dân tộc trong công bình” (Thánh Vịnh 67: 5) và tỏa ánh hào quang rạng rỡ của Ngài cho muôn dân.
Trong Thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô đã nêu bật kế hoạch cứu độ phổ quát đầy bí ẩn của Chúa, mà tất cả mọi người đạt được qua chính sự vâng phục Thiên Chúa, và Thiên Chúa xót thương tất cả mọi người” (Rôma 11:32), cả Do Thái lẫn dân ngoại.
Cuộc trao đổi giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Canaan trong Tin Mừng hôm nay minh họa điểm này: đã đến lúc, người ta tôn thờ Thiên Chúa trong chân lý và trong tình yêu. Dù người phụ nữ kia là “người dân ngoại”, nhưng bà ấy đã được tháp nhập vào đức tin cùng Chúa Giêsu; cũng như người mù kia đã kêu lên: “Xin thương xót con, lạy Con vua Đa-vít!” (Mathêu 15:22). Các tông đồ tỏ thái độ điển hình của thời đại, bày tỏ sự khó chịu khi cho rằng người phụ nữ ngoại bang này làm phiền đến Chúa.
Lần khác, Chúa Giêsu thậm chí còn khen ngợi niềm tin mạnh mẽ của người phụ nữ đã ba lần kêu xin Chúa và bày tỏ niềm hy vọng vững chắc vào quyền năng Chúa sẽ giải cứu cho con gái của bà.
Phúc âm thánh Mathêu đã ghi lại lời khen của Chúa Giêsu trước một đức tin sắt son của người phụ nữ và chữa lành cho người con gái của bà: “Hỡi bà, đức tin của bà thật vững mạnh! Bà được như lòng bà mong ước”. Và con gái của bà đã được chữa lành ngay từ giờ đó” (Mathêu 15:28).
Các bài đọc hôm nay tập trung vào tình yêu thương và lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngay cả Thánh Phaolô cũng đã từng xác tín rằng theo Chúa Giêsu Kitô là một mối đe dọa, trước sự bắt bớ và chết chóc! Nhưng sự tuyển chọn của Thiên Chúa dành cho dân tộc Do Thái sẽ không bao giờ thay đổi, và sự lựa chọn đó là sự lựa chọn của ơn cứu rỗi Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Như Thánh Phaolô đã viết trong một trong những thư cuối cùng của mình, Thiên Chúa “muốn mọi người được cứu và nhận biết chân lý sự thật” (1 Timôthê 2: 4).
Thanh Quảng sdb
Nguồn: http://www.vietcatholic.net/News/Html/257916.htm
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Khi đi tu vắng bóng Đức Giêsu
- Kitô hữu Trυng Qυốc вị вυộc thay ảnh Chúα Giêsu bằng ảnh chủ tịcн Mαo và Tậρ
- ĐỨC THÁNH CHA PHANXICO SẼ DÙNG CÂY THÁNH GIÁ LÀM PHÉP LẠ 500 NĂM TRƯỚC ĐỂ BAN PHÉP LÀNH TOÀN XÁ CHO THẾ GIỚI VÀO NGÀY 27.03.2020
- Người Công Giáo ăn Tết như thế nào?
- Báo cáo của Hội Đồng Giám Mục Ý: 110 linh mục bị thiệт mạиg vì coroиavirυs
- Một nữ tu vào danh sách 100 người ảnh hưởng nhất thế giới năm 2020
- Đức Mẹ Hiện Ra Tại Lộ Đức Năm 1858