Chúng tôi được nghe rằng, Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước là ‘tiêu chuẩn’ của đức tin Kitô giáo. Điều đó nghĩa là gì? Tôi cũng như những người Công giáo khác chấp nhận một số chân lý hoặc giáo thuyết không thấy Thánh Kinh nói đến, chẳng hạn Đức Mẹ Lên Trời hay Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Nếu điều đó là đúng, thì sao lại nói Thánh Kinh là ‘tiêu chuẩn’ của Đạo chúng ta?
Về Hiến chế Mặc khải của Thiên Chúa (Dei Verbum) do Công đồng Vaticannô II ban hành, khẳng định rằng, Hội Thánh đã và sẽ luôn coi Thánh Kinh, cùng với Thánh truyền, là qui luật tối cao của đức tin.
Công đồng vạch rõ, ‘Tất cả việc giảng thuyết của Hội Thánh phải được nuôi dưỡng và hướng dẫn bởi Thánh Kinh’ Nói cách khác, Thánh Kinh có là để hướng dẫn chúng ta hiểu và lãnh nhận mặc khải của Thiên Chúa, những gì Thiên Chúa muốn dạy dỗ chúng ta để chúng ta được cứu độ (s.21). Điều này giải thích vì sao gọi Thánh Kinh là chuẩn mực của đức tin Kitô giáo. Nói một cách ngắn gọn, không một giáo huấn Kito giáo thực thụ nào lại trái ngược với Thánh Kinh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi chân lý đức tin đều tìm thấy ở trong Thánh Kinh.
Như chúng ta biết, Thánh Kinh là lời Thiên Chúa được chuyển đến cho con ngừoi trong ngôn ngữ của con ngừoi, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, vì thế mà Thánh Kinh không sai lầm. Nói một cách chính xác, không thể có mâu thuẫn giữa Thánh Kinh với bất cứ giáo huấn nào của Hội Thánh giáo huấn mà chúng ta tin là đã được Chúa Thánh Thần linh ứng.
Vì Thánh Kinh viết ra dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Thánh Kinh cũng phải được đọc và giải thích dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Một cách tổng quát, có ba tiêu chuẩn đảm bảo cho cách giải thích đó (1) cách giải thích đó phải phản ánh sự duy nhất và nội dung của tất cả bộ Kinh Thánh (2) phải hoà hợp với truyền thống sống động của toàn thể Hội Thánh, vì Chúa Thánh Thần soi sáng và nâng đỡ truyền thống ấy qua các thế kỷ (3) cách giải thích ấy phải tôn trọng cái gọi là ‘sự loại suy đức tin’, tính mạch lạc và hoà hợp giữa các giáo huấn khác nhau về đức tin. Giáo huấn Kitô giáo không thể mâu thẫu với nhau.
Tương tự như thế, khi có ngừoi hỏi về các chân lý khác, ‘Thánh Kinh có nói gì về chân lý đó đâu!’ Nếu chân lý ấy đáp ứng được những tiêu chuẩn giải thích trên đây (nghĩa là: gắn bó với những giáo huấn khác, thống nhất với truyền thống sống động của Kitô giáo, và không mâu thuẫn với nội dung và tính duy nhất của Thánh Kinh) thì chân lý ấy có thể được chấp nhận mà không vi phạm tính cách chuẩn mực của Thánh Kinh trong Kitô giáo. Tất nhiên, chuyện này vẫn thường xảy ra trong lịch sử Kito giáo.
Bạn có thể tìm thấy lời giải thích khá đầy đủ về vai trò của Thánh Kinh trong Hội Thánh trong Hiến chế về Mặc khải (đặc biệt là số 12 và 21), và mục Thánh Kinh trong sách giáo lý Hội thánh Công giáo.
Tác phẩm: Giáo Lý Cho Người Thời Nay
Tác giả: John J. Dietzen
Biên dịch: Lm. Giuse Nguyễn Văn Chữ. OP
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Ánh sáng cho đền thờ
- Việt Nam nay mới nhận ra tầm quan trọng của giáo dục dạy nghề
- Chúa ơi ! sao con người ta lại ích kỷ đến vậy?
- Tại sao Chúa không hiện ra hay làm nhiều dấu lạ để khiến nhiều người tin vào Ngài?
- 12 Thầy nhận chức Phó tế tại Tổng Giáo phận Hà Nội
- Chiêm ngắm căn nhà của Mẹ Maria – nơi được cho là Mẹ đã an nghỉ nơi này
- Hiện xuống: Một nhu cầu cho cuộc sống chúng ta