WGPSG / Aleteia – Nếu Thiên Chúa biết được những gì chúng ta cần trước khi chúng ta xin, vậy mục đích của việc chuyển cầu là gì?
Tất cả chúng ta đều biết rằng việc cầu nguyện không phải là một loại từ ngữ мα thuật để ‘sử dụng’ Thiên Chúa. Hành động cầu nguyện không phải là kể lể, cũng chẳng phải là tạo ra những câu phù phép để chúng ta xoa dịu nỗi ѕợ нãι hay thỏa mãn những ước ao. Đức Kitô dạy rằng: Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại, họ nghĩ rằng, cứ nói nhiều là được nhận lời (Mt 6:7). Lạ thật, cứ như là lời cầu nguyện không ảnh hưởng gì đến Thiên Chúa, mà chỉ tác động đến chúng ta thôi!
Nhưng chính vì vậy, thánh Phaolô Tông đồ mới mời gọi chúng ta “cầu nguyện không ngừng” (1 Tx 5:17). Chúng ta phải liên tục hướng về Thiên Chúa, nhận ra sự hiện diện của Người, lắng nghe lời Người, để Người đi vào cuộc sống của chúng ta và của anh chị em ta, hiệp nhất chúng ta trong ý muốn của Chúa. Đằng sau mỗi lời cầu xin cá nhân, đều có một điều cơ bản, đó là niềm khao khát Thiên Chúa. Không có nó, chúng ta sẽ rơi vào mâu thuẫn tinh thần, dẫn đến xói mòn đời sống tâm linh. Nó hệ tại ở chỗ, ta mong được Chúa ban cho mình đủ mọi thứ, trong khi thật ra ta chẳng khao khát Chúa gì cả.
Khi chúng ta cầu nguyện, Thiên Chúa rất vui
Thánh Gioan Thánh Giá cảnh báo chúng ta rằng: “Chúng ta nên yêu thích Thiên Chúa, là Đấng trao ban, hơn là yêu thích những thứ được ban cho”.
Cùng một lập luận ấy, chúng ta nên hiểu những lời nói đầu tiên của Chúa Giêsu trong Tin Mừng: “Vì thế anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, người sẽ thêm cho.” (Mt 6,33). Điều đó soi sáng cho ta thấy chính xác ý hướng cần có khi cầu nguyện.
Chúng ta có thể dễ dàng xin Chúa ban cho ta hàng ngàn thứ, từ những điều của cuộc sống trần gian cho đến những cái vụn vặt, với điều kiện là những cái đó phải có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vinh quang Thiên Chúa. Như thánh Augustinô đã kết luận trong thư gửi Proba về việc cầu nguyện: “Chúng ta không xin gì ngoài những điều đã được nhắc đến trong Kinh Lạy Cha”. Lời kinh mà Chúa đã ban cho chúng ta rất giống với lời cầu nguyện của Chúa Giêsu – trở thành lời cầu nguyện của chúng ta: “Xin vâng ý Cha”. Vậy nên, quay trở lại với câu hỏi ban đầu, tại sao ta lại phải nói cho Chúa biết những ước nguyện của ta, trong khi Cha trên trời của chúng ta biết hết con cái Người cần gì trước khi chúng nói, và Thiên Chúa luôn luôn trao cho chúng điều tốt nhất ?
Có thể nói rằng, Người Cha này không gia trưởng chút nào. Cha không muốn cứu chúng ta nếu chúng ta không muốn. Cha rất vui khi thấy dù chỉ là một chút tình yêu, một chút cộng tác, bao gồm sự tham gia của chúng ta trong lời cầu nguyện, để thêm vào hay nối kết với lời cầu nguyện hoàn hảo liên lỉ của Con Yêu Dấu của Cha trên trời. Khi chúng ta cầu nguyện nhân danh Đức Giêsu, Chúa Thánh Thần sẽ chuyển cầu cho chúng ta theo ý muốn tốt lành của Chúa.
Edifa (Aleteia) / Phạm Trần Tiến chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Những thói quen giúp cho Năm Mới tốt đẹp và thánh thiện
- Lý do để Tin vào Thiên Chúa
- Những tu sĩ âm thầm trên vùng cao
- 7 Lần Đức мẹ нιệи rα Và Lời Nhắn Nhủ Của Mẹ Cho nнâи ℓσại
- 8 ngày đầu của tháng 11, các tín hữu có thể nhận được ơn toàn xá nhường cho các linh нồи
- Nhà thờ Mằng Lăng nơi lưu giữ cuốn sách quốc ngữ đầu tiên của nước Việt Nam của cha Alexandre de Rhodes
- Gửi em, cô bé đang theo Ơn Gọi