Cô đơn có thể là một cơ hội lớn cho sự phát triển của con người. Tuy vậy, cũng như hầu hết các điều có giá trị khác, hoa trái của cô đơn mang đến cho chúng ta kèm theo vô số các nguy hiểm khác. Cô đơn là một trong vài mãnh lực có thể trút tàn phá vô cùng lên đời sống chúng ta. Nếu chúng ta không nhận ra và nắm giữ được cách sáng tạo, ý nghĩa các mãnh lực đó, chúng ta sẽ rơi vào một mối nguy khôn cùng. Với những bước tiến thay nhau, nó có thể làm chúng ta tê liệt hay đẩy chúng ta vào hành động mang tính hủy hoại. Tại sao vậy? Và những mối nguy đó là gì?
Sự trả giá ẩn tàng: Mối nguy của Cô đơn
Ở đây tôi muốn tách ra và nói vắn tắt về sáu mối nguy tiềm tàng phát sinh từ tâm trạng cô đơn.
Cô đơn, nếu không được nhận biết, có thể hủy hoại tính mật thiết và tình yêu của con người.
Cô đơn có thể, và thường thường gây nguy hại sâu sắc cho các mối quan hệ của chúng ta. Cô đơn đóng một vai trò trong mối quan hệ bình thường hàng ngày và thường thường chúng ta không nhận ra vai trò này của nó; tuy vậy, bên dưới những gì chúng ta thấy, thường là một sự mục nát làm băng hoại cuộc tìm kiếm tình yêu và tình mật thiết của chúng ta. Bằng cách nào? Một số ví dụ sẽ giúp chúng ta làm rõ điều này.
Cô đơn có thể dẫn chúng ta đến việc quá chiếm hữu trong quan hệ.
Vì chúng ta cô đơn nên thường trở nên ghen tỵ và chiếm hữu quá đáng đối với bạn bè và những người thân yêu. Vì cần tình thương quá mức nên khi tìm được, chúng ta cố gắng giữ nó thật chặt. Chúng ta trở nên “lạnh lùng và khó tính”, đòi hỏi quá đáng đối với tự do của người yêu dấu. Vì tâm trạng cô đơn của chính chúng ta làm cho chúng ta quá tuyệt vọng về tình mật thiết, nên thường không để cho người bạn, người yêu thật sự chính là họ, là những người tự do đến và đi, những người có một khoảng không gian để họ hướng theo tiếng gọi của chính họ. Đúng hơn là nhu cầu mang tính cô đơn của chúng ta thường làm cho chúng ta bóp chết các mối quan hệ, vì ghen tuông, vì những đòi hỏi không công bằng về thời gian, tình cảm, độc chiếm. Thay vì hân hoan khi thấy bạn thành công hoặc khi thấy bạn có một tình bạn hữu ích mới thì chúng ta lại ghen tuông và e sợ đánh mất người bạn của mình. Chúng ta đòi hỏi sự độc chiếm và cố để chiếm hữu riêng những người yêu dấu như thể chúng ta là đối tượng cao quý. Điều này, là điều gây hại cho tình bạn và tình thân, và có lẽ mạnh hơn tất cả những điều khác. Từ trải nghiệm của chính chúng ta, chúng ta biết có một số điều làm xấu đi các mối quan hệ và mau chóng tách chúng ta ra khỏi người khác khi chúng ta sống ghen tương và ích kỷ. Ngay khi ý thức được sự phát triển tệ hại này trong mối quan hệ, thì thường thường chúng ta chạy trốn khỏi sự cuồng giữ bất công và lúc đó chúng ta đã mất đi tình bằng hữu.
Ngạn ngữ cổ có nói: “Sự chiếm hữu là chín phần mười của quyền sỡ hữu!” Điều này khó có thể đúng khi áp dụng vào tình bạn và tình yêu. Tuy thế, chúng ta lại quá thường xuyên bị tâm trạng cô đơn thúc đẩy chiếm hữu, và rồi từ đó đánh mất bạn bè. Vì thế, chúng ta sẽ trả một giá cao nếu không nhận ra và đáp trả một cách sáng tạo với các xung lực mà tâm trạng cô đơn gây ra.
Tâm trạng cô đơn thường đẩy chúng ta đi đến chỗ quá mức trong các quan hệ của mình.
Thường thì chúng ta cố gắng nhiều để có được tình thân với người khác, một điều mà tác động của nó lại ngược với mong muốn và làm cho chúng ta tha hóa. Có nhiều ví dụ về điều này: Chẳng hạn, một số người trong chúng ta nói chuyện theo hứng. Khi cố gắng để có được tình thân, chúng ta buộc mình phải vượt trên người khác, nói chuyện không ngừng, và rồi làm cho người khác chán nản, mệt mỏi, họ không muốn gần, họ muốn tránh xa chúng ta. Có người lại làm ngược hoàn toàn, vì họ muốn tình bạn xấu đi, họ tránh người đó – tất nhiên họ hy vọng qua sự tẩy chay của họ, họ sẽ được chú ý hơn và theo một lôgic kỳ lạ, sự chối từ của họ sẽ làm cho hai người thân nhau. Còn có những người khác nữa cố ép buộc chính họ cách quá đáng bằng cách trở nên người mà các tâm lý gia gọi là “Người chiều lòng” (Pleaser). Người chiều lòng là người, với bất cứ giá nào, vẫn tiếp tục cố gắng để làm hài lòng người khác. Kết quả họ bị mất đi sự tôn trọng và tình thân đích thực, và rồi họ nản lòng và mệt mỏi.
Trong mỗi một trường hợp, vấn đề căn gốc thực sự là do thất bại trong việc thấu hiểu tâm trạng cô đơn của con người. Bởi thế, tâm trạng cô đơn làm cho chúng ta quá liều lĩnh và cố sức cách quá đáng để có được bạn bè. Những nỗ lực để có được tình thân bị phản tác dụng, và kết cục đẩy người khác đi xa hơn là cuốn hút họ đến với mình.
Tâm trạng cô đơn cũng có thể hủy hoại tính mật thiết và tình yêu khi nó dẫn chúng ta đến những mong đợi quá đáng trong các mối quan hệ.
Trừ phi chúng ta hiểu được tâm trạng cô đơn, điểm khởi phát và ý nghĩa của nó, nếu không chúng ta sẽ sống trong mong đợi sai lầm, ở một nơi nào đó, vào một lúc nào đó, sẽ có một người làm cho tâm trạng cô đơn của chúng ta biến mất mãi mãi. Không một mối quan hệ nào, dù sâu đậm và thân mật đến đâu đi nữa lại có thể đẩy lùi hoàn toàn tâm trạng cô đơn ra khỏi lòng chúng ta. Và khi nào chúng ta còn mong chờ ai đó đến để xua tan cô đơn thì chúng ta bị đọa đày trong nỗi thất vọng triền miên. Chúng ta sẽ thường xuyên thô bạo với các mối quan hệ và tình yêu, vì sẽ đòi hỏi nơi bạn bè những điều mà họ không thể có để cho, một điều được gọi tên là sự trọn vẹn hoàn toàn. Chẳng hạn, nhiều người hoàn toàn do sợ cô đơn mà kết hôn. Họ thấy hôn nhân là liều thuốc bách bệnh trị chứng cô đơn. Sau khi kết hôn, họ khám phá ra họ vẫn còn cô đơn, đôi khi là một cô đơn giống hệt tình trạng trước đó. Ngay lập tức, trong đầu họ, dấy lên một ý nghĩ cho rằng cuộc hôn nhân này có gì đó sai lầm nghiêm trọng, và đổ lỗi cho người kia hoặc chính mình, họ vỡ mộng và đi tìm các mối quan hệ mới trong hy vọng chắc chắn một ngày nào đó họ sẽ tìm được ánh sáng cầu vồng trọn vẹn hoàn toàn. Có lẽ cũng có một ít sai lầm nho nhỏ trong hôn nhân, ngoại trừ một vài mong đợi! Giữa các điều khác, tỷ số ly dị nói lên hội chứng trông mong quá đáng này không phải là chuyện không bình thường.
Vì cô đơn của chúng ta quá mạnh mẽ và đau đớn, nên nó liên tục thúc đẩy chúng ta tìm một “đấng cứu độ”, người sẽ đưa tất cả các khoảng trống vắng trong lòng chúng ta đến chỗ nghỉ ngơi hoàn toàn. Tuy nhiên, không một ai có thể cho chúng ta trọn vẹn điều đó. Kỳ vọng một điều như vậy là vô lý. Vì, bất cứ lúc nào chúng ta bắt đầu một quan hệ, và kỳ vọng một đấng cứu độ thay vì một người bạn hay một người yêu, thì chúng ta bắt đầu cư xử thô bạo với họ, với tình bạn, với tình yêu, bởi vì chúng ta luôn luôn so sánh những gì chúng ta đang có với cái lý tưởng, mà cái lý tưởng này hoàn toàn không có trong thực tế, đơn giản do thân phận con người chúng ta là như vậy. Chúng ta không được để cho tâm trạng cô đơn trở nên một mãnh lực không kiềm chế được trong đời sống chúng ta, nếu không nó sẽ dẫn chúng ta đến những cư xử hủy hoại cho tình yêu và tình thân mật.
J.B. Thái Hòa dịch
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Giáo phận Hà Tĩnh: Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục 2019
- Những người thầm lặng tiếp sức lực lượng chống dịch Covid-19 ở Gò Vấp
- Xin cầu nguyện cho em, em đã từ trần trên chuyến xe conteiner tại Anh
- Bộ lông chồn
- 40 ngày mùa Chay được tính thế nào?
- Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo là thành viên mới của Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn
- Giọt nước mắt của nữ tu