Một đại hội mang tên “Việt Nam: Con Đường Nhân Bản” diễn ra từ ngày 07-10.2017, tại Fairmont Resort Blue Mountains, Úc Châu. Đại hội do “Phong Trào Giới Trẻ Vì Nhân Quyền” tổ chức. Người đứng đầu phong trào là luật sư Teresa Trần Kiều Ngọc.
Đại hội “Việt Nam: Con Đường Nhân Bản” quy tụ trên 300 người, phần lớn là người trẻ. Trong số các diễn giả tại Đại hội, chúng tôi thấy giới thiệu có cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, thuộc Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Đức cha Vinhsơn Nguyễn Văn Long, Giám mục Giáo phận Parramatta, Úc.
Để hiểu rõ hơn về Đại hội “Việt Nam: Con Đường Nhân Bản” và tổ chức “Phong Trào Giới Trẻ Vì Nhân Quyền” cũng như Luật sư Trần Kiều Ngọc, xin giới thiệu với các bạn những bài viết sau:
(chúng tôi lấy từ tuoitrevenguon.blogspot.com; cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com)
………………………………………………
Gần đây, đồng hương tại Nam Úc chúng ta ít nhiều đều biết đến một Phong Trào Giới Trẻ Vì Nhân Quyền do những bạn trẻ thành lập và bắt đầu sinh hoạt. Mặc dù còn rất mới mẻ, nhưng các thành viên đã thực hiện được những bước quan trọng để cho Phong Trào có thể sẽ đứng ra tổ chức một Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney vào tháng 9 năm 2017. Vì còn mới mẻ, nên Phong Trào đã nhận được một số câu hỏi liên quan đến Phong Trào và Đại Hội, chúng tôi xin được trả lời những thắc mắc ấy qua phương tiện truyền thông này.
Xin cho biết Phong Trào được hình thành do những động cơ nào?
Khi chúng em nhận ra có rất nhiều người trẻ quan tâm về vấn đề nhân quyền cho Việt Nam mà không có cơ hội gần gũi làm việc với nhau trong tinh thần giới trẻ, thì chúng em cảm thấy cần phải tạo những điều kiện thích hợp cho các bạn trẻ cùng chung lý tưởng đến với nhau. Cũng thế, khi nhìn thấy môi trường sống, biển đảo đang từ từ bị hủy diệt vào tay Trung Cộng mà nhà cầm quyền Việt Nam vẫn chỉ biết thủ lợi cho riêng mình, ngoảnh mặt đi trước nỗi đau của người dân, trù dập những tiếng nói công lý của các nhà yêu nước trẻ thì chúng em cảm thấy mình không thể tiếp tục ngồi yên không làm gì. Vì vậy, chúng em quyết định thành lập Phong Trào Giới Trẻ Vì Nhân Quyền để hỗ trợ và đồng hành với tất cả tiếng nói nhân quyền được gióng lên.
Mục đích của Phong Trào là gì?
Chủ trương của Phong Trào là làm sao gieo những hạt mầm ý thức trong những người trẻ khắp nơi trên thế giới về vấn đề nhân quyền đang bị vi phạm trầm trọng trên quê hương Việt Nam. Đánh động lên trên những tâm hồn thờ ơ và quy tụ những bạn trẻ Việt Nam còn tha thiết với tiền đồ của dân tộc đến với nhau để cùng chia sẻ, tìm ra con đường nhân bản cho VN, đồng thời góp một bàn tay trong những dự án giúp cho Việt Nam sớm có được tự do, dân chủ và nhân quyền. Vì vậy, sinh hoạt chính của Phong Trào là học hỏi, hướng dẫn, nhằm gây ý thức cho những người trẻ về quyền làm người qua các cuộc hội thảo, thuyết trình, phim ảnh và các bài vở liên quan. Từ đó các bạn trẻ sẽ thấy mình cần phải làm gì cho đất nước dân tộc.
Tại sao Phong Trào lại hình thành vào thời điểm này?
Sở dĩ Phong Trào được hình thành vào thời điểm này là vì chưa bao giờ chúng em nhận thấy lòng dân ta thán cao đến tột độ như biến cố Formosa tại Vũng Áng, tàu của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Cộng đánh đuổi, biển đảo bị mất, đất đai và sự sống của người dân bị cướp đoạt hầu như hoàn toàn, tuổi trẻ trong nước phần đông sống trong sự băng hoại, không còn giá trị căn bản, mất định hướng, nhà cầm quyền Việt Nam đã hủy diệt mọi văn hoá truyền thống tốt đẹp của tổ tiên chúng ta để lại. Vì vậy, đã đến lúc chúng em phải kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam khắp nơi đồng hành với tuổi trẻ trong nước đứng lên vì quyền làm người.
Có dư luận cho rằng, Phong Trào chỉ là “con đẻ” của một tổ chức đấu tranh nào đó. Điều này đúng hay sai?
Dạ thưa hoàn toàn sai. Hiện người dẫn đầu Phong Trào chúng em là luật sư Trần Kiều Ngọc. Trước giờ chị chưa bao giờ tham gia vào một tổ chức đấu tranh nào. Mọi ý tưởng, dự án và nỗi khát khao về một Việt Nam hòa bình thật sự đều xuất phát từ tấm lòng và quyết tâm của chúng em với sự hỗ trợ của một số cô chú trong Cộng Đồng. Tất cả tài chánh cho bước đầu thành lập Phong Trào đều do mỗi thành viên chúng em bỏ tiền túi riêng và đóng góp vào, lo trang trải mọi chi phí cho các sinh hoạt lớn hay nhỏ của Phong Trào.
Và Điều kiện để gia nhập làm thành viên của Phong Trào là như thế nào?
Điều kiện gia nhập Phong Trào chúng em rất đơn giản, chính yếu là dành cho giới trẻ, tuy nhiên, bất cứ ai, cho dù tuổi không còn trẻ nhưng có mối quan tâm đặc biệt đến giới trẻ, đóng góp cho nhân quyền trên thế giới và Việt Nam thì đều được Phong Trào chúng em mở rộng hoan nghênh.
Phong Trào có nhận thành viên từ các nước khác trên thế giới không?
Vì cấu trúc pháp lý, Phong Trào chúng em đang cố gắng khuyến khích tuổi trẻ sống ngoài nước Úc đến với Phong Trào chúng em qua việc ghi danh trở thành thành viên hỗ trợ hay kết hợp (Associate or Non-financial Member).
Cho đến thời điểm này, Phong Trào có nhận được sự hỗ trợ không?
Mặc dù Phong Trào chúng em chỉ mới thành lập hồi cuối tháng 5 năm 2016, nhưng chúng em rất may mắn vì đã nhận được nhiều sự hỗ trợ và lòng thương mến của quý đồng hương, các giới truyền thông tại Mỹ và Úc Châu, các tổ chức đấu tranh, Gia Đình Võ Bị Đà-lạt và Hội Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu (Mỹ), Hội Phụ Nữ Âu Cơ (Mỹ). Đặc biệt có ba tổ chức chính đang bảo trợ cho Phong Trào chúng em là Hội Phụ Nữ Việt Nam (NSW), Hội Luật Sư Việt Nam Úc Châu và Tổ Chức Yểm Trợ Nhân Quyền (Úc Châu). Ngoài ra, chúng em cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ về mặt tinh thần của Cựu Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Úc Châu, Michael Kirby (cũng là thành viên trong Ủy Ban Liên Hiệp Quốc), Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long, luật sư Lưu Tường Quang, chiến sĩ Võ Đại Tôn, trong dự án Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2017 của chúng em.
Gần đây được biết Phong Trào dự định tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào mùng 7-10 tháng 9 năm 2017, xin cho biết sơ qua chi tiết và mục đích của ĐH là gì?
Đại Hội Giới Trẻ Thế với chủ đề “Việt Nam: Con Đường Nhân Bản” nhằm quy tụ các bạn trẻ có lý tưởng từ khắp nơi đến với nhau để chia sẻ về tình hình nhân quyền và tìm ra một hướng đi nhân bản cho Việt Nam phù hợp với khả năng đóng góp của các bạn trẻ.
Đại hội sẽ được tổ chức tại Fairmont Resort Blue Mountains, Úc Châu. Theo BTC, đây là địa điểm tổ chức thích hợp để mời các diễn giả quốc tế và là bầu khí tuyệt vời giữa chốn núi đồi, tạo một không gian tĩnh lặng, đầm ấm cho các bạn trẻ khắp nơi lắng đọng ngồi lại với nhau trong tình yêu thương dân tộc.
Đại Hội sẽ được chính thức khai mạc tại Wesley Conference Centre, trung tâm thành phố Sydney vào tối thứ Năm 7/9/17. Sau lễ khai mạc, các diễn giả và tham dự viên sẽ được di chuyển lên Blue Mountains để tham dự ba ngày Đại Hội tại đó.
Các diễn giả bao gồm những vị đại diện từ Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc, Amnesty International, Human Rights Watch, các vị lãnh đạo của các tổ chức đấu tranh trên thế giới cùng các tôn giáo, những bạn trẻ đấu tranh độc lập. Ngoài ra, Đại Hội còn có chương trình thi hùng biện hấp dẫn vào ngày 10/9/17. Có sinh hoạt ‘Amazing Race’ trên núi. Tâm tình lúc ăn tối, đốt lửa trên đồi và phần văn nghệ do nhạc sĩ Trúc Hồ giúp phụ trách.
Thời gian ghi danh Đại Hội là trong vòng 4 tháng, từ tháng 2/17 đến tháng 5/17 qua website của Phong Trào. Con số tham dự viên dự trù là khoảng 300-400.
Chi phí chúng em phải lo cũng vô cùng tốn kém. Vì chúng em muốn giảm chi phí cho tham dự viên bằng cách cố gắng gây quỹ để lo cho diễn giả và phí di chuyển. Hy vọng nếu chúng em gây quỹ được nhiều hơn thì chúng em sẽ giảm phí tham dự cho các bạn học sinh sinh viên. Ước tính chi phí lo cho diễn giả và di chuyển là khoảng $30,000 Úc kim.
Với một chi phí khá cao như vậy, làm sao mà Phong Trào có khả năng thực hiện được?
Chúng em rất quyết tâm, mọi chi phí trong việc đi lại để phổ biến Phong Trào cũng như quảng bá Đại Hội hiện giờ là các thành viên của chúng em tự hy sinh bỏ tiền túi ra hết. Luôn cả tiền đặt cọc địa điểm tổ chức Đại Hội, chúng em cũng mỗi người bỏ ra $1000 Úc Kim, coi như là tự mình ghi danh đóng tiền tham dự Đại Hội trước. Chúng em cũng đang cố gắng xin trợ cấp từ chính phủ Úc và cơ quan Amnesty International, các thương gia có lòng hảo tâm và dĩ nhiên là sự đóng góp tích cực từ đồng hương.
Sắp tới chúng em sẽ có một loạt sinh hoạt gây quỹ tại các tiểu bang trên nước Úc, cụ thể là ngày 26 tháng 11, chúng em sẽ tổ chức Dạ Tiệc Gây Quỹ cho Đại Hội Giới Trẻ và Ra Mắt Phong Trào tại tiểu bang Nam Úc lúc 6.30 tối tại hội trường CĐ (62 Athol St, Athol Park). Chúng em tha thiết và rất mong các hội đoàn và đồng hương hỗ trợ để cổ võ cho tinh thần dấn thân của chúng em vì một quê hương Việt Nam tươi sáng.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về Phong Trào và Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới thì liên lạc bằng cách nào?
Hiện Phong Trào chúng em đang trong quá trình thành lập website nên các bạn liên lạc với chúng em dễ nhất là qua Facebook www.facebook.com/IYMFHR/ hoặc email: admin@humanrightsyouth.org. Chúng em có mấy anh chị em phụ trách trong ban liên lạc, đọc email hàng ngày và trả lời rất nhanh chóng.
Xin chân thành cám ơn Adelaide Tuần Báo đã giúp đỡ trong việc phổ biến những thông tin này đến đồng hương Nam Úc, nơi được coi là cái nôi của Phong Trào.
………………………………………………..
LUẬT SƯ TRẦN KIỀU NGỌC và CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH VÌ NHÂN QUYỀN !!
Teresa Trần Kiều Ngọc là một trong những nữ luật sư trẻ tuổi nhận được nhiều sự quý mến trong cộng đồng người Việt tại tiểu bang Nam Úc. Cô không chỉ được biết đến như một luật sư giỏi mà còn do các hoạt động xã hội vì nhân quyền, những cống hiến ý nghĩa và lý tưởng sống rõ ràng và mạnh mẽ của cô.
Luật sư Kiều Ngọc hiện đang sinh sống và hành nghề luật sư tại tiểu bang Nam Úc. Trước năm 1975, ba cô là Trưởng Toán Biệt Kích, bị đi tù cải tạo và vượt biên sang Úc. Khi Kiều Ngọc 7 tuổi, mẹ con cô sang Úc đoàn tụ cùng với ba.
Đối với một đứa trẻ như cô lúc đó thì buồn nhất là không còn được nghe và đọc tiếng Việt nữa. Vì vậy, ngày ngày sau khi tan trường, Kiều Ngọc đã lặn lội đến thư viện công cộng đề tìm sách tiếng Việt đọc cho đỡ nhớ tiếng Việt.
Vào đầu thập niên 90, sách vở Việt Nam lúc bấy giờ còn rất khan hiếm, không có sách thiếu nhi với những hình ảnh và màu sắc lộng lẫy như bây giờ. Những cuốn sách trong thư viện cô đọc được lúc đó là những nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn như Khái Hưng, Nhất Linh… hay những vần thơ của bà Huyện Thanh Quan. Tuy đọc không hiểu nhưng chỉ cần nhìn thấy những hàng chữ quen thuộc với các dấu đặc trưng của tiếng Việt là Kiều Ngọc cảm thấy hạnh phúc lắm rồi.
Nhờ tình yêu với tiếng Việt và những năm tháng rèn luyện như vậy, cho đến bây giờ, Kiều Ngọc nói, đọc và viết tiếng Việt rất trôi chảy.
Luật Sự chia sẻ: “Hình ảnh của những thanh niên, cụ già vẫy tay chào đón, bàn tay ngón còn ngón mất với những ánh mắt còn chút hy vọng xót xa của những trẻ em sinh ra và lớn lên trong làng phong cùi nhảy lên reo mừng vì có người lạ đến thăm. Mọi sợ hãi về cái chết bỗng chốc đều tan biến trong Ngọc. Ngọc nhận ra tình yêu mạnh hơn là sự sợ hãi về cái chết. Tình yêu chiến thắng, vượt xa và bỏ mặc sợ hãi sau lưng.”
Thời còn đi học, Kiều Ngọc là Hội trưởng của Hội Sinh viên Học sinh Việt Nam tại Đại học Adelaide. Sau khi tốt nghiệp, cô sinh hoạt trong Hội Chuyên gia Việt Nam Nam Úc một thời gian. Cô có mối quan tâm đặc biệt đến thế hệ đi sau, tiếp nối công cuộc đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam của cha anh đi trước. Vì vậy, cô đã kêu gọi một số các bạn trẻ cùng thành lập Phong trào Giới trẻ Vì Nhân quyền vào tháng 5 năm 2016. Hiện cô là người dẫn đầu của phong trào này.
Bên cạnh những sinh hoạt chính nêu trên, luật sư Kiều Ngọc cũng là thành viên của Hội Luật Sư Việt Nam Úc Châu. Cô đã từng soạn rất nhiều bài viết pháp lý trên các tờ báo Nam Úc Tuần Báo, Adelaide Tuần Báo và Việt Luận. Cô cũng thường xuyên đi thuyết trình các đề tài pháp lý liên quan đến bạo hành trong gia đình cho các cộng đồng sắc tộc và các hội phụ nữ.
Vào những năm cuối đại học, Kiều Ngọc đã quyết định quay trở lại Việt Nam vì “muốn biết hình ảnh của đất nước Việt Nam thật sự như thế nào”.
Cô về Việt Nam dạy học cho các trẻ em mồ côi cũng như hay đến những vùng xa xôi hẻo lánh cùng các cha và sơ giúp đỡ những người nghèo khó, những người bị phong cùi.
Đây là khoảng thời gian mà Kiều Ngọc cho rằng đã giúp cô “trưởng thành trong tư tưởng” nhiều nhất.
“Buổi tối trước ngày khởi hành vào rừng thăm làng phong cùi, Ngọc đã thức suốt đêm, mắt trắng dã vì mường tượng đến cái chết thảm thương của mình sau khi bị lây bệnh cùi. Nỗi sợ hãi đó bao trùm lấy con suốt đêm và luôn cả buổi sáng, suốt chặng đường dài mấy tiếng đồng hồ cho đến khi Ngọc đứng trước mặt những người cùi.
“Hình ảnh của những thanh niên, cụ già vẫy tay chào đón, bàn tay ngón còn ngón mất với những ánh mắt còn chút hy vọng xót xa của những trẻ em sinh ra và lớn lên trong làng phong cùi nhảy lên reo mừng vì có người lạ đến thăm. Mọi sợ hãi về cái chết bỗng chốc đều tan biến trong Ngọc. Ngọc nhận ra tình yêu mạnh hơn là sự sợ hãi về cái chết. Tình yêu chiến thắng, vượt xa và bỏ mặc sợ hãi sau lưng,” Ngọc chia sẻ.
*Teresa Trần Kiều Ngọc và các đồng nghiệp ở CARES Lawyers cùng hát bài ‘Mother In The Dream’ trong buổi tư vấn pháp lý miễn phí cho cộng đồng Việt ở Sydney.
(source from http://www.sbs.com.au)
PHAN NGUYÊN LUÂN… thực hiện
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Tài xế xe tải ở Mỹ thà chết đói chứ không ăn hàng của khách
- Xin cầu nguyện cho 2 sơ thuộc Dòng Mến Thánh Giá đã mấ.t trong vụ tai nạ.n vào sáng nay
- Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ cầu cho các Đẳng Linh Hồn
- 8 thanh niên Công Giáo cõng tượng Đức Mẹ lên núi cao 3.482 m
- Trưởng thành trong sự biết ơn!
- Bị đáин иgã Linh mục cao niên vẫn chỉ lo giữ gìn Mình Thánh Chúa
- Dấu lạ Giôna và dấu lạ Corona