Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII trong “Mười điều răn thanh thản” của ngài, ngài đưa ra các lời khuyên dưới hình thức các quyết tâm đơn giản để có hạnh phúc trong giây phút hiện tại dưới cái nhìn của Chúa.
Quyết tâm thứ mười: đừng sợ. “Không có gì ngoài ngày hôm nay, tôi sẽ không sợ. Và đặc biệt tôi sẽ không sợ khi yêu cái đẹp, không sợ khi tin tưởng vào lòng tốt”.
“Xin anh chị em đừng sợ!”. Đó là mệnh lệnh của Đức Gioan-Phaolô II giao cho thế hệ chúng tôi trong những ngày đầu triều giáo hoàng của ngài. Tân giáo hoàng vừa sau Bức Màn Sắt đến, từ chế độ cộng sản vẫn còn và đang tạo ảo tưởng. Ai biết được nếu Đức Gioan XXIII có ở trong tư tưởng của Đức Gioan-Phaolô II khi ngài đưa ra mệnh lệnh này không. Kinh nghiệm linh mục, kinh nghiệm giám mục ở chế độ độc tài, vô thần, thù địch và bạo lực, luôn đối đầu với một thể chế ác độc, làm cho ngài phải luôn sợ sệt, thận trọng. Thêm nữa, thận trọng là một đức tính chủ yếu.
Đức tính thận trọng
Trong cuộc sống chung, thận trọng là không làm liều để đạt mục đích. Do đó đây là công việc lượng định của lý trí về các hệ quả có thể có của các hành động chúng ta, theo như sự hiểu biết của chúng ta cho phép, để phục vụ cho mục đích của mình. Như thế các tên côn đồ lái xe đi cướp ngân hàng sẽ không vượt đèn đỏ, không chạy quá nhanh để đến ngân hàng. Đức tính thận trọng phức tạp hơn, nó mang một thứ trật để làm điều tốt. Nó cần được phân định để thiết lập, một mặt là lợi ích của chúng ta, mặt kia là các phương tiện tốt nhất để thực hiện. Và đó luôn là công việc của lý trí, nhưng nó dẫn đến thứ trật tốt nhất có thể, phụ thuộc lẫn nhau và lượng định xem mỗi quyết định, mỗi hành vi có thuận lợi để có được điều quan trọng tốt nhất không.
Đứng trước thất bại và bất hạnh của thời đại
Các quyết định và các việc chúng ta thực hiện không phải lúc nào cũng có kết quả mong muốn. Chúng ta đối diện với thất bại: chúng ta nghĩ tất cả sẽ xảy ra theo kế hoạch nhưng thực tế thì quay vòng vòng, nó phá vỡ các kế hoạch và làm đảo lộn mọi chuyện. Hoặc thực tế này cho chúng ta thấy, mọi công việc hợp lý của chúng ta trước khi hành động đã có các thiếu sót, các lỗ hổng tai hại đến tính đáng tin cậy. Thêm nữa, thường thường chúng ta chịu đựng mình thật sự không có đủ phương tiện để chống lại những gì thế giới áp đặt lên. Cuộc sống đôi khi rất tàn nhẫn.
Qua các tín hiệu nhận được, tôi cố gắng giải mã, tất cả cho thấy chúng ta đang tiến đến một thảm họa: xã hội tan rã, chúng ta đi đến cuộc khủng hoảng lớn của một sự bắt chước máy móc, tất cả chống lại tất cả như triết gia René Girard đã viết trong quyển sách tiên tri của ông Achever Clausewitz (nxb. Flammarion, 2007). Lý do khách quan là không biết thoát đi đâu cho khỏi nỗi sợ này, một cơn khủng hoảng có thể và các hệ quả do sự yếu kém và lệ thuộc của chúng ta sẽ rất khủng khiếp. Đừng sợ sao? Chúng ta hãy sáng suốt, đó là một thách thức cho lý trí.
Tôi sẽ phải sợ ai?
Nhưng cũng còn hy vọng, một đức tính đối thần. Linh mục Dòng Đa Minh Adrien Candiard đã viết quyển sách quý giá về hy vọng: Người canh thức, nhưng đâu là đêm? (Veilleur, où en est la nuit?, nxb. Cerf, 2016). Cũng như với đức tính thận trọng, với lý trí chúng ta phải xem các cùng đích và ghi nhận, hy vọng của chúng ta là bảo vệ đức tin trong lòng chúng ta và thực hành đức ái không điều kiện mà Thiên Chúa chờ ở chúng ta. Dĩ nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng trong dòng nước êm ả của đời sống hàng ngày, lại càng không hề dễ dàng trong cơn bão tương lai. Nhưng những gì Chúa chờ ở chúng ta thì Ngài sẽ ban cho chúng ta ân sủng cần thiết để chúng ta không chùn bước. Là kitô hữu, chúng ta chỉ có đời sống đời đời là viễn cảnh và đời sống đời đời đã bắt đầu ở đây. Và các Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII, Thánh Gioan-Phaolô II có lý: tôi sẽ sợ ai, tôi sẽ run sợ trước ai nếu tôi để Chúa là ánh sáng của tôi, là ơn cứu rỗi của tôi và thành trì của tôi (Tv 26)?
Ở đây, thêm một lần nữa chúng ta lại đặt câu hỏi về hai mệnh đề của quyết tâm này – không sợ và tin vào cái đẹp, vào điều tốt lành – như thế chúng ta sẽ có mười hai quyết tâm mà Đức Gioan XXIII không thấy sao? Nghịch lý của quyết tâm không sợ: sợ yêu cái đẹp sao? Chúng ta không mê cái đẹp đó sao? Tin vào điều tốt lành thì ít gây vấn đề hơn: chúng ta biết có điều tốt lành và tất cả đều có gương của những người tốt lành để lại.
Yêu cái đẹp và cái tốt
Việc đi tìm cái đẹp, điều tốt, điều công chính, sự thật chắc chắn là các yếu tố cấu thành nhân loại chúng ta, yếu tố thiết yếu của nhân chủng học làm chúng ta khác với loài vật. Chúng ta chia sẻ với tất cả anh em nhân loại nhu cầu quay về cái đẹp, cái tốt, điều công chính, sự thật dù chúng ta là người tin hay không tin, với tất cả yếu đuối, sai lầm của mình. Nền văn minh, giáo dục, những chuyện chúng ta nhạy cảm làm cho chúng ta yêu cái đẹp một cách khác nhau. Các tiêu chuẩn công chính cũng khác nhau từ dân tộc này qua dân tộc kia, thậm chí trong cùng một dân tộc. Nhận điều tốt, điều lành của những người mình yêu mến và cho họ lại, đó là khát nguyện sâu đậm của một đời sống hạnh phúc và hài hòa. Còn đi tìm sự thật, một thỏa thuận giữa trí thông minh và sự việc, đó cũng là một trong các nhiệm vụ thiết yếu nhất của chúng ta và chúng ta biết Chúa Giêsu cũng đã nói với chúng ta về chuyện này: “Ta là đường, là sự thật, là sự sống” (Ga 14,6). Trong đời sống hàng ngày, chúng ta đi tìm cái đẹp, cái tốt, điều công chính, sự thật và chúng ta biết quý trọng, biết chăm sóc, biết cổ động khi chúng ta gặp chúng.
Lạy Chúa, tạo dựng của Chúa thì quá đẹp và đôi khi chúng con tôn vinh nó. Xin Chúa giúp chúng con biết yêu mến, quý trọng và gìn giữ nó. Tất cả chúng con ít nhiều đều đói và khát công chính, xin cho chúng con công chính với anh em mình. Lạy Chúa, xin cho điều lành và điều tốt là kim chỉ nam của chúng con. Và vì Chúa đã nói qua Chúa Giêsu, Ta là chân lý, xin Chúa cho chúng con biết hướng việc đi tìm của chúng con về Chúa, với trọn lòng tin tưởng.
Marta An Nguyễn dịch
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Mùa Vọng, ngày thứ 20: Ăn uống thanh đạm, giữa kiêng khem và háu ăn
- Việc từ chức của Đức Biển đức XVI là hành động anh hùng, vì tình yêu Giáo hội
- 12 Thầy nhận chức Phó tế tại Tổng Giáo phận Hà Nội
- Mặt nhật hình con rồng (4 phần) – Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, DCCT
- Biển người về bên Đức Mẹ La Vang 14/08/2018
- Mỗi ngày một niềm vui (7): Sai lầm
- Làm Sao Để Biết Được Linh нồи Đã Được Lên Thiên Đàng?