Hai quyển tiểu sử về Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928-2002) ghi lại đức tin không lay chuyển của “vị tử đạo” thế kỷ 20 mà án phong thánh đang tiến hành.
Hồng y Thuận. Một giám mục đứng trước chế độ cộng sản, Monseigneur Thuan. Un évêque face au communisme, tác giả Anne Bernet, nxb. Tallandier, 544 trang
Văn Thuận, Tự do trong tù, Van Thuan Libre derrière les barreaux, Teresa Gutiérrez de Cabiedes, nxb. Nouvelle Cité, 332 trang
Khi Đức Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận ra đời năm 1928 ở Huế thì tất cả mọi bà tiên hiền đều ở bên nôi ngài. Bà Ngô Đình Thị Hiệp, mẹ của ngài thuộc dòng dõi nhà quan Ngô Đình mà tổ tiên từ thế kỷ 17 đã là những người công giáo Việt Nam đầu tiên tử đạo. Bác Ngô Đình Diệm của ngài là bộ trưởng Nội vụ thời Vua bảo Đại năm 1933.
Xuất sắc, có năng khiếu ngôn ngữ và bắt chước, từ năm lên 13, chú bé Thuận đã biết mình sẽ là linh mục. Năm 1939 ngài vào học Tiểu Chủng viện An Ninh, cậu bé chủng sinh ưu tú mong muốn đào tạo nên các vị thánh tương lai. Năm 1947 ngài vào Đại Chủng viện Phú Xuân, ngài mơ mình làm cha xứ làng quê. Sau khi chịu chức năm 1953, ngài được bổ làm cha phó giáo xứ Tam Tòa, một trong các giáo xứ lớn nhất của địa phận Huế, dự đoán cho một tương lai rực rỡ mà ngài không muốn nhưng lại khó tránh.
Tác giả Anne Bernet đã viết một quyển tiểu sử xuất sắc về hình ảnh của một nhân vật cao cả của Giáo hội Việt Nam, một người thông minh có đường đi đau khổ theo “dòng giống các thánh tử đạo” song song với lịch sử bi thương của của đất nước, bị tác động qua các biến cố chính trị và rồi bị sống dưới chế độ độc tài. Năm 1954 người bác Ngô Đình Diệm là tổng thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam được Mỹ ủng hộ và năm sau là tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ông bị ám sát năm 1963 ở Sàigòn.
Vô số cuộc thẩm vấn
Sau khi có bằng tiến sĩ giáo luật ở Rôma năm 1959, cha Thuận về Việt Nam vì Giáo hội cần các nhà lãnh đạo mới. Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế giải thích với cha Thuận khi đề cử cha làm giám đốc Tiểu Chủng viện An Ninh: “Con đừng để sự khiêm tốn giả tạo làm lạc hướng nhận định của con. Con phải chuẩn bị giữ nhiệm vụ này”.
Năm 1967, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục ở Nha Trang, nhẫn giám mục của ngài có khẩu hiệu: “Todo pasa” của Thánh Têrêxa Avila: “Tất cả đều qua đi, chỉ có Chúa là đủ.” Trong giáo phận có 130 000 giáo dân này, ngài thực hiện Công đồng Vatican II, thăm từng giáo xứ, từng nhà dòng, từng trường học, khuyến khích các chủng sinh, phát triển các khóa đào tạo giáo dân để họ có thể cự lại được với kẻ thù cộng sản…
Bắc Việt (được Liên-xô ủng hộ) chiến thắng Nam Việt (được Mỹ ủng hộ) nên nước Việt Nam thống nhất dưới gông cùm cộng sản. Và khi Đức Phaolô-VI bổ nhiệm ngài làm giám mục phụ tá giáo phận Sàigòn ngày 24 tháng 4, 1975, khi đó thành phố Sàigòn sắp là thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 15 tháng 8 năm 1975 ngài bị bắt ở một nhà xứ xa xôi. Không bị xét xử, ngài bị giam và bị chất vấn vô số lần, cốt để bắt ngài thú nhận ngài là “gián điệp của Vatican và tác nhân của chủ nghĩa đế quốc”.
Phó thác trong bàn tay của Chúa
Đức Cha Thuận kháng cự với đức tin và lòng nhân từ. Ngài được phép dâng lễ mỗi ngày nhưng không được nói chuyện với ai. Dù vậy trong tù ngài cũng viết được trên hàng trăm mẫu giấy nhỏ mà sau này là tác phẩm Đường Hy Vọng của ngài. Một sự táo bạo mà ngài phải trả giá bằng những năm tù trong một nhà tù kinh khiếp. Tác giả Anne Bernet tinh tế viết: “Sự giam tù này tốt cho ngài và có lợi cho phần rỗi của các linh hồn. Vì thế, ngài phải chấp nhận nó và biến nó thành lợi ích cho riêng mình và cho Giáo hội”.
Một sự tinh tế đôi khi thiếu trong tác phẩm của bà Teresa Gutiérrez de Cabiedes, bà mô tả từ ngày đầu bị bắt 15 tháng 8 năm 1975 với rất nhiều chi tiết, trong các điều kiện khủng khiếp và những lần di chuyển nhà giam, mà ngài chỉ biết phó thác vào bàn tay Chúa.
Năm 1976 ngài bị đưa ra Bắc bằng tàu, bị giam tù hai năm gần Hà Nội, sáu năm trong một cơ quan Công an mà ngài bị cấm không được nói chuyện với bất cứ ai. Tác giả Anne Bernet viết: “Người cộng sản biết, dù bị giam tù, Đức Cha Thuận luôn là một nhân vật nguy hiểm, về mặt chính trị ngài là hình ảnh của một Walesa, về mặt tôn giáo ngài là hình ảnh của một Wojtyla Việt Nam”. Nhưng nhờ sự dịu dàng và khôi hài với những người canh tù, cuối cùng ngài được họ đối xử với lòng nhân. Sau 13 năm bị tù, Đức Cha Thuận bị biệt xứ ở Rôma, sau đó ngài là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình (1998-2002), ngài được phong hồng y một năm trước khi qua đời.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận: Một hồng y phi thường
Hình: Hồng y Nguyễn Văn Thuận năm 2001, người bị chế độ cộng sản giam cầm từ năm 1975 đến 1988. / Ciri
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Hồng Kông xây nhà thờ chọc trời
- Rồi sau này sẽ ra sao?
- Ngắm 15 sự thương khó Chúa Giêsu- nét đẹp của người xa quê tại Gx Thái Hà
- Đêm vô cùng
- Uy quyền của Chúa trên ma quỷ
- Các câu hỏi nào cần đặt ra trước khi lấy một người không tin
- Tu viện và Nhà thờ Thủ Thiêm hơn 160 tuổi được xếp hạng di tích cấp TP HCM