Liên quan đến việc dừng đặt tên đường 2 giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes tại Đà Nẵng, một số trí thức đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện gửi chính quyền Đà Nẵng, với nội dung nên đặt tên đường người có công với chữ quốc ngữ.
Chỉ đề đạt nguyện vọng, không tranh cãi
Lá thư thỉnh nguyện này đã được một số trí thức gồm giáo sư, tiến sĩ, nhà báo, nhà văn, nhà điêu khắc, bác sĩ, luật sư… đồng ký tên.
Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, tác giả của rất nhiều công trình được đặt tại các địa điểm công cộng ở Đà Nẵng, nói: “Chúng tôi thỉnh nguyện đến chính quyền Đà Nẵng hãy đặt tên đường hai giáo sĩ đã có công lớn định hình chữ quốc ngữ mà cả nước đang dùng”.
Chữ quốc ngữ là công trình tập thể, ta không những nên vinh danh những người nước ngoài có công mà cần làm rõ tên tuổi, quê quán những người trong nước góp công trong việc này (tạo ra chữ quốc ngữ).
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nói
Ông Hạng cho biết những người đồng ký tên cùng thống nhất rằng sẽ không tranh cãi, mà chỉ bày tỏ lòng biết ơn với tiền nhân, đồng thời cho rằng 2 vị linh mục xứng đáng được vinh danh vì dùng ngôn ngữ này để phát triển văn hóa Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (bên phải) bên mộ của ông Alexandre de Rhodes tại Iran. Trên bia gắn vào mộ khắc dòng chữ bằng tiếng Việt, Anh, Pháp, Iran: “Tri ân cha Alexandre de Rhodes có đóng góp to lớn trong việc tạo tác chữ quốc ngữ – chữ Việt viết theo ký tự Latin” – Ảnh: Tư liệu GS Nguyễn Đăng Hưng
Những nhà khoa học ngôn ngữ
Trao đổi qua điện thoại với Tuổi Trẻ Online, giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (viện trưởng Viện vinh danh chữ quốc ngữ và bảo tồn tiếng Việt, ĐH Duy Tân), người đồng ký thư thỉnh nguyện, cho rằng công lao to lớn của 2 vị giáo sĩ này là đã quốc tế hóa tiếng Việt.
Ông Hưng nói 2 vị giáo sĩ không phải người phát minh ra chữ quốc ngữ, nhưng họ đã hệ thống hóa và tạo ra cuốn từ điển Việt – Bồ – La. Làm từ điển 3 ngôn ngữ đã chính thức công bố với thế giới sự có mặt của tiếng Việt, còn trước đó tiếng Việt mới chỉ là những bảng chép tay, ghi chú cá nhân.
“Thế kỷ 17, tiếng Latin là ngôn ngữ quốc tế hóa. các giáo sĩ đi khảo sát phiên âm ở Đàng Trong và cả Đàng Ngoài.
Họ dùng nhiều phương ngữ để làm nên chữ quốc ngữ ngày nay, chứ không chỉ chọn những vùng đất “kinh đô” thời bấy giờ là Thăng Long – Kẻ Chợ ở Đàng Ngoài và Hội An ở Đàng Trong. Họ là những người tạo tác, là những nhà khoa học ngôn ngữ” – giáo sư Hưng nói.
Ông Hưng cho rằng hệ thống chữ viết của tiếng Việt đã tạo sự thuận lợi vô cùng để nâng cao tri thức dân tộc.
Học chữ theo hệ thống chữ Hán – Nôm thông thường phải mất từ 2-3 năm mới thông thạo. Trong khi đó, chữ quốc ngữ đơn giản hơn nhiều, giúp nâng cao văn hóa dân tộc.
Cùng với nhiều yếu tố đã giúp tỉ lệ biết đọc – viết của dân tộc ta ở mức 3% từ trước thế kỷ 19 (chữ quốc ngữ lúc này là Hán – Nôm) tăng lên hơn 90% chỉ một thời gian ngắn sau năm 1945 (tiếng Việt).
Ông Hưng nhắc nhớ, những bậc nho sĩ yêu nước như Trần Quý Cáp, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh là những người học Tứ thư – Ngũ Kinh, nhưng họ cũng đã cổ vũ hết mình việc truyền bá chữ quốc ngữ.
Vì họ ý thức được đây là một phương tiện ngôn ngữ hiện đại để nâng cao dân trí dân tộc.
“Các bậc nhân sĩ yêu nước ấy đã ngã xuống vì đất nước. Họ ý thức được mình sẽ thiệt thòi nếu phổ biến chữ quốc ngữ, nhưng vì dân tộc, họ nỗ lực cùng với những nhân sĩ khác dịch kho tàng văn hóa nhân loại ra chữ quốc ngữ, với mong muốn dân tộc ta được mở mang đầu óc”, ông Hưng phân tích.
Tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/nhieu-tri-thuc-thinh-nguyen-dat-ten-duong-alexandre-de-rhodes-va-francisco-de-pina-20191127165937815.htm
- 19 Tu sĩ trở về từ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 Quận 7 số 1
- Bình thường không phải là mục tiêu của chúng ta
- Thắp sáng tượng Chúa Cứu Thế để thắp sáng hy vọng
- Từ “giấc mơ Mỹ” đến “Hy vọng mới cho trẻ em Campuchia”
- Thông điệp biết ơn Thiên Chúa, đoàn kết quốc gia của TT Trump Ngày Lễ Tạ Ơn
- Lời gιã вiệт của Đức Bênêđictô XVI với người anh của ngài
- Giáo hội Công giáo Nga có vị giám mục đầu tiên người Nga
- Ngồi suy ngẫm rồi xuất khẩu thành thơ